Thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, có hiệuquả và xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 110 - 111)

Công tác quản lý nhà nước không thể tách rời vai trò của công tác thanh tra và kiểm tra. Đây là nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước đối với lễ hội và được xem là biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế các vi phạm Quy chế lễ hội ở các lễ hội cổ truyền hiện nay. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác thanh tra và kiểm tra, trong lĩnh vực văn hóa nói chung, Lễ hội nói riêng. Không có thanh tra, kiểm tra là buông lỏng vai trò quản lý, không còn hiệu lực của công tác quản lý, dẫn đến một tình trạng là tổ chức các lễ hội không đảm bảo quy định của nhà nước, không đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, nhất là các lễ hội có các phần thi đấu...

Tăng cường sự phối hợp giữa ngành văn hóa với các ban, ngành liên quan và chính quyền địa phương nơi có lễ hội trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát lễ hội để quản lý tốt hơn các dịch vụ văn hóa, trật tự an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, các hiện tượng cờ bạc trá hình, hoạt động mê tín dị đoan, chấn chỉnh các hành vi tiêu cực và các sai phạm trong hoạt động lễ hội.

Công tác thanh tra, kiểm tra cần phải được tiến hành từ các khâu: rà soát các thủ tục, hồ sơ xin cấp phép tổ chức lễ hội, các quy định báo cáo tổ chức lễ hội truyền thống. Thường xuyên chấn chỉnh các hành vi tiêu cực, phi văn hóa, hoạt động mê tín dị đoan, tình trạng lộn xộn tại các khu dịch vụ trên địa bàn tổ chức lễ hội. Thường xuyên nhắc nhở, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh và triệt để các sai phạm và hành vi tiêu cực. Chú trọng công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau lễ hội, các khâu, vấn đề phát sinh, có phương án xử lý kịp thời.

Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra của ngành từ thành phố đến cơ sở. Tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ.

Cần có biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh, thật sự quy vào trách nhiệm cá nhân quản lý, không xử lý theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”. Các hình thức xử lý vi phạm phải căn cứ trên cơ sở các nghị định, chế tài, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định của UBND thành phố, chính quyền địa phương. Với cộng đồng cư dân và du khách, việc vận động, nhắc nhở cần tiến hành liên tục, song cũng phải có những biện pháp xử phạt hành chính mang tính răn đe để đưa mọi hoạt động đi vào nền nếp, để các lễ hội văn hóa truyền thống là không gian và môi trường thật sự an toàn và văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)