Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 58 - 60)

Minh Hoá là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Huyện có cửa khẩu quốc tế Chalo - Nà Phàu các đầu mối và tuyến giao thông quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của huyện, đường 12C là tuyến đường ngắn nhất nối các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan qua Lào, về QL1A, đến cảng biển Hòn La (Quảng Bình), cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh). Bên cạnh đó, Minh Hoá còn có nhiều di tích lịch sử như đèo Đá Đẽo, Mụ Dạ, Ngầm Rinh, Khe Ve, Chalo, Cổng Trời…, các khu rừng tự nhiên, sơn thuỷ hữu tình có thể xây dựng thành khu du lịch sinh thái như hang động Tú Làn ở Tân Hóa, Thác Mơ ở Hoá Hợp, Nước Rụng ở Dân Hoá, phía Bắc đèo Đá Đẽo và các hang động ở Thượng Hoá, Hoá Tiến, Hoá Thanh. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất hàng hoá, thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu, thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế giữa địa phương với các vùng kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Phát huy thế mạnh đó, trong những

năm qua, Minh Hoá đã từng bước "thay da, đổi thịt", mang trong mình nguồn sức sống mới, sinh lực mới.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, với sự mạnh dạn, bản lĩnh, kinh nghiệm, Minh Hoá đã hoạch định các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Phương hướng cơ bản là chuyển dịch nền kinh tế tự nhiên, còn mang hình thức tự cung, tự cấp thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo mô hình kinh tế gia đình, kinh tế vườn, trang trại. Tập trung quy hoạch, phát triển vùng kinh tế đặc biệt là vùng hành lang đường Hồ Chí Minh, đường QL 12C, tạo sự liên kết kinh tế với các huyện khác và các nước Đông Dương, nhất là với nước Lào... Huyện cũng chú ý đầu tư quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng, điện, giao thông, thông tin liên lạc, nước sinh hoạt, nhà ở cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, chương trình phát triển du lịch, đầu tư nâng cao trình độ văn hoá, xoá mù chữ cho đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao biên giới.

Tình hình kinh tế - xã hội của huyện giữ được tốc độ tăng trưởng khá qua hàng năm. Kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 9%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 27,2%; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 33,7%; thương mại, dịch vụ chiếm 39,1% trong tổng giá trị sản xuất). Năm 2011, sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối ổn định. Tổng giá trị sản xuất tăng 14.4% so với năm 2010. Trong đó, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 11,5%, Thương mại, dịch vụ dần đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 19,3%, Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng tăng 11,3% so với năm 2010. Trung tâm thương mại cửa khẩu quốc tế Cha Lo hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả, trở thành đầu mối quan trọng cho việc giao lưu hàng hóa với các nước Lào, Thái Lan. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, miền núi (như hệ thống giao thông, hệ thống lưới điện, thủy lợi, bưu chính - viễn thông, truyền thanh - truyền hình) được đầu tư xây dựng khá nhiều, thông qua lồng ghép giữa thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy với các Chương

trình 135, 134, Chương trình kiên cố hóa trường học, Nghị quyết 30a của Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)