Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến việc Quản lý nhà nước về truyềnthống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 63 - 65)

thống

Ở vào vị trí trung độ của bán đảo Đông Dương- một vị trí địa lý khá đặc thù nên Minh Hóa đã là nơi gặp gỡ, tiếp nhận và giao hòa nhiều hệ văn hóa khác nhau, là nơi hội tụ dấu tích của các nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh, Đại Việt và Chămpa, Trung Hoa và Ấn Độ, kể cả văn hóa phương Tây… Minh Hóa là khu vực chuyển tiếp giữa nền văn hóa Bắc – Nam, nơi giao hội giữa các yếu tố tự nhiên và văn hóa của 2 miền. Nằm ở vị trí trung tâm nên có một vị trí đặc thù riêng biệt. Trong tiến trình lịch sử, Minh Hóa có quá trình hình thành và phát triển lâu đời. Thực tế cho thấy Minh Hóa là vùng đất độc đáo về văn hóa vật thể và phi vật thể. Từ thời tiền sử, địa bàn Minh Hóa đã có cư dân Văn hóa Bàu Tró (thời đại đồ đá) sinh sống, họ cũng đã có đời sống vật chất và tinh thần phong phú, thể hiện qua các sưu tập hiện vật công cụ bằng đá, dụng cụ gốm có hoa văn sóng nước và đặc biệt với với các hiện vật thổ hoàng, chì lưới, trang sức vỏ sò, thổ hoàng, đồ trang sức dùng để làm đẹp, đã cho thấy cư dân Việt cổ Minh Hóa có đời sống tinh thần phong phú. Tiếp nối cư dân Việt cổ là cư dân Chăm Pa, cư dân Đại Việt đã làm cho dòng

chảy lịch sử của Minh Hoá không hề ngắt quãng. Song hành với lịch sử là văn hóa - những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần độc đáo đan xen, tiếp biến qua văn hóa làm cho Minh Hóa có độ dày và chiều sâu về truyền thống văn hóa tạo nên sức mạnh, là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa cho Minh Hóa.

Trong Ô châu Cân lục của Dương Văn An thế kỷ XVI (1553) cũng đã nói về các phong tục độc đáo, tập quán, những giá trị truyền thống của nhiều làng quê Quảng Bình, trong đó có Minh Hóa: “Xuân sang mở hội đua bơi, lụa là chen chúc. Hạ tới mở tiệc tàng quy, ca múa tưng bừng”; “ An táng thì ca múa trước linh cửu, tên gọi đưa linh, nơi ca múa thì gióng trống thúc giờ vui trọn cả đêm. Mỗi khi cầu đảo thì dùng lễ mọn con gà mà bày nghi lễ ca hát”

Cùng với sự phát triển của lịch sử, địa bàn Minh Hóa là vùng đất được khẳng định bởi độ dày về bản sắc văn hóa được tích lũy, lan truyền và được gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nguồn tài nguyên nhân văn của Minh Hóa rất độc đáo giàu chất dân gian, với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc được khôi phục và tổ chức hằng năm như: lễ hội bơi trãi, cầu ngư, cướp cù, bài chòi, múa bông chèo cạn…

Trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, cùng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên trên mảnh đất này đã tạo cho con người Minh Hóa biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa mà cha ông đã tạo dựng, trong đó có cả văn hóa vật thể và phi vật thể như các lễ hội truyền thống của từng địa phương. Trải qua quá trình lịch sử, cộng đồng cư dân Minh Hóa đã gắn bó chinh phục thiên nhiên, chống lại thiên tai, giặc dữ, những lễ hội truyền thống, những di sản văn hóa phi vật thể luôn đưa đến cho con người Minh Hóa những ước vọng về một cuộc sống tươi đẹp, hướng con người đến một thế giới mang tính hướng thiện, giàu giá trị nhân văn, hun đúc những bản sắc riêng, tạo nên những giá trị bền vững trong văn hóa cộng đồng. Qua lễ hội truyền thống để có thể bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân Minh Hóa. Những hình thức trình diễn dân gian, trò chơi dân gian, những câu hò điệu hát được hồi sinh khi lễ hội tiến hành và trở thành những hoạt động lành mạnh, bổ ích mà không bị mai một. Lễ hội tryền thống đã góp phần

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ở trạng thái động ngay chính trong cộng đồng đã sản sinh ra và tiếp thu nó.

Với mục tiêu xây dựng Minh Hóa trở thành khudu lịch trong giai đoạn 2015- 2020, đến nay, thành phố xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, cùng với sự lựa chọn loại hình du lịch văn hóa, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh ngày càng được nhiều người hướng đến thì việc bảo tồn và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống đang được các cấp, các ngành quan tâm nhằm để lễ hội phát huy hết giá trị vốn có của nó trong đời sống đương đại.

2.2. Khái quát về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)