Phân cấp quản lý cho từng địa phương; nâng cao chất lượng quản lý lễhộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 106 - 110)

Để tăng trách nhiệm của các cấp chính quyền cũng như tranh thủ sự ủng hộ, hưởng ứng của toàn xã hội, nhiệm vụ đặt ra là phải mạnh dạn phân cấp lễ hội. Mục đích, yêu cầu đặt ra đối với phân cấp là: Nhằm xác định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội cho chính quyền địa phương có các lễ hội; Giải quyết một cách cơ bản giữa nhu cầu bảo tồn di sản văn hóa vật thể với sự phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài của các địa phương có lễ hội; Tạo cơ sở cho việc định hướng, kế hoạch và những giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lễ hội theo hướng đẩy mạnh quá trình xã hội hóa; Khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương tham gia bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội; giáo dục ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội cho cán bộ và nhân dân thành phố, qua đó giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho quần chúng nhân dân, cán bộ, thanh niên, học sinh.

Công tác quản lý các lễ hội hiện đã được quy định trong luật và một số văn bản dưới luật. Tuy nhiên, nhằm cụ thể hoá các văn bản đó phù hợp với điều kiện cụ thể của Minh Hóa, Huyện vẫn rất cần thiết ban hành Quy định phân cấp quản lý các sản văn hóa, trong đó có loại hình di sản văn hóa phi vật thể là lễ hội trên địa bàn

Huyện. Hiện nay, nhiều tỉnh, thành khác trong nước cũng đã ban hành các quy định, quy chế về quản lý di tích và lễ hội của riêng mình.

Do vậy, Huyện cần sớm xây dựng Quy định phân cấp quản lý di tích, danh thắng và lễ hội; thành lập, củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý lễ hội các cấp. Việc phân cấp được quy định theo hướng phân rõ trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan về quyền và nghĩa vụ trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phù hợp với cấp độ, giá trị và quy mô của lễ hội. Việc phân cấp quản lý theo hướng: UBND huyện thống nhất quản lý toàn diện tất cả các di tích, lễ hội trên địa bàn, phân cấp cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích, lễ hội theo quy định pháp luật; Phòng VHTT huyện chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, hướng dẫn chuyên môn các hoạt động tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và cấp phép tổ chức lễ hội. Các địa phương chịu trách nhiệm quản lý lễ hội trên địa bàn (kể cả lễ tiết, nghi lễ, hội chưa được kiểm kê, phân loại), phân công trách nhiệm cụ thể cho các phòng, ban chuyên môn, UBND cấp xã; chỉ đạo, rà soát, thống kê các lễ hội truyền thống, báo cáo Phòng VHTT huyện để xem xét, cấp phép tổ chức theo quy định. Với quy định này, việc phân cấp sẽ giao trách nhiệm quản lý cao hơn, trực tiếp, có tính toàn diện hơn cho cấp huyện và cấp xã, cơ quan quản lý cấp tỉnh sẽ chỉ quản lý chung.

Xây dựng cơ chế phối hợp trong hoạt động bảo tồn và khai thác giá trị của các Lễ hội, cần thiết phải xây dựng một cơ chế hoạt động theo đó các bên tham gia quản lý và khai thác đều có trách nhiệm và quyền lợi của từng bên (trách nhiệm quản lý, trách nhiệm khôi phục, bảo tồn, trách nhiệm xây dựng các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị di sản; trách nhiệm tuyên truyền quảng bá; trách nhiệm đưa khách đến tham quan, sử dụng các dịch vụ đi kèm…).

Chú trọng công tác gắn kết giữa khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội. Ban hành cơ chế chính sách phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và địa phương, quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống theo chiều hướng tích cực gìn giữ, phát triển những nét đẹp truyền thống văn hóa vừa kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu

tố truyền thống và hiện đại, phát huy tác dụng tích cực của lễ hội, nêu cao ý nghĩa giáo dục truyền thống. Qua sinh hoạt Lễ hội, nhân dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa. Đồng thời tổ chức tốt, có hiệu quả các hoạt động Lễ hội truyền thống sẽ có tác dụng khai thác tiềm năng du lịch, tạo nguồn thu lớn cho thành phố giúp cho kinh tế xã hội của thành phố càng phát triển.

3.3.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với QLNN về lễ hội truyền thống

Để duy trì và tăng cường vai trò trung tâm của Nhà nước trong các hoạt động văn hóa nói chung, khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của Lễ hội văn hóa truyền thống nói riêng, đồng thời tạo những cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy quá trình xã hội hóa các hoạt động này, cần đẩy mạnh việc đưa Luật Di sản văn hóa vào đời sống. Để làm tốt việc này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, UBND huyện phải tổ chức nhiều đợt tập huấn phổ biến, tuyên truyền nội dung Luật Di sản văn hóa, cho các đối tượng công chức, viên chức nhà nước, cán bộ quản lý trong lĩnh vực di sản văn hóa và những hạt nhân trựch tiếp tham gia tổ chức các hoạt động văn, lễ hội cơ sở; làm cho quy định luật pháp nói chung và Luật Di sản văn hóa nói riêng thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, đến với từng người dân có như vậy được như vậy thì Luật Di sản văn hóa mới có sức mạnh để ngăn chặn các tác động tiêu cực do quá trình toàn cầu hóa về kinh tế và cơ chế thị trường đưa lại, nhằm làm lành mạnh hóa các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Cần đồng thời tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của của cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp, các ngành và nhận thức của người dân. Bởi lẽ: nếu chỉ nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành mà không chú trọng nâng cao nhận thức của người dân thì chính sách do Nhà nước đặt ra cũng chỉ có Nhà nước thực hiện, người dân không tự giác và hỗ trợ thực hiện chính sách, tất yếu sẽ dẫn đến hiệu quả thực hiện chính sách không cao. Ngược lại, nếu của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành không đi đầu trong thực hiện chính sách cũng khó thuyết phục, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trí, vai trò của lễ hội văn hóa truyền thống đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc của dân tộc, với sự phát triển kinh tế đất nước, địa phương và của cộng đồng dân cư. Sự nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của Lễ hội sẽ hình thành tính tự giác, trách nhiệm của nhân dân trong bảo vệ, khai thác Lễ hội và chấp hành nghiêm Luật Di sản văn hóa.

Tổ chức tuyên truyền, học tập cho cộng đồng Luật Di sản văn hóa, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật, các văn bản dưới luật về hướng dẫn thực hiện các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác giá trị của Lễ hội, đặc biệt là các chính sách của Nhà nước đối với bảo tồn và phát huy các giá trị của Lễ hội… Đây là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng làm cho cộng đồng thấy rõ việc gì mình được làm, việc gì không được làm, trách nhiệm, quyền hạn của mình đến đâu đối với Lễ hội, có tác dụng ngăn ngừa các hành vi vi phạm của cộng đồng do không hiểu biết về pháp luật gây ra. Để người dân có ý thức trách nhiệm cùng chính quyền tổ chức tốt lễ hội. Từ đó hình thành ý thức đề cao việc thực hiện pháp luật và tự giác thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.

Việc tuyên truyền, giáo dục phải được làm thường xuyên, bằng nhiều hình thức khác nhau như trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua triển lãm, tham gia các chương trình lễ hội; xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá về lễ hội như băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, sách ảnh, tờ rơi, tờ gấp mang tính chuyên nghiệp và thương hiệu để tuyên truyền, quảng bá. Nâng cao chất lượng tuyên truyền các chương trình lễ hội, các điểm di tích, danh thắng ấn tượng, đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa cũng như những giá trị tiêu biểu của lễ hội trên sóng phát thanh và truyền hình của Trung ương và của địa phương; xây dựng các chuyên mục văn hóa để đăng tải trên các trang báo, tạp chí nhất là những báo và tạp chí có diện tuyên truyền, quảng bá có phạm vi rộng, sử dụng tối đa mạng điện tử Website để trao đổi thông tin về chương trình lễ hội; tổ chức hoặc liên kết tổ chức các chương trình lễ hội để tuyên truyền quảng bá; giáo dục trong nhà trường thông qua chương trình "Trường học thân thiện"; thông qua giảng dạy các môn lịch sử, đạo đức công dân, tổ

chức sinh hoạt ngoại khóa trở về cội nguồn cho học sinh, thi tìm hiểu về Luật Di sản văn hóa, các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị của Lễ hội.

3.3.5. Thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, có hiệu quả và xử lý nghiêm minh sai phạm trong QLNNvề lễ hội truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)