Một số lễhội truyềnthống tiêu biểu trên địabàn Huyện Minh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 65 - 71)

Huyện Minh Hóa phong phú về lễ hội truyền thống, có 03 lễ hội được tổ chức thường xuyên hàng năm, đó là: Lễ hội rằm tháng 3 đực tổ chức trên toàn huyện, lễ hội đua thuyền tổ chức tại xã Tân hóa, lễ hội buộc chỉ tay được tổ chức tại xã Dân Hóa Trong các lễ hội truyền thống, diễn xướng dân gian, trò chơi dân gian được người dân Minh Hóa luôn quan tâm và tham gia với lòng phấn khích và hào hứng.

Trước đây do chiến tranh nên những những lễ hội truyền thống bị chững lại. Ngày nay, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và địa phương đã đầu tư và khôi phục, phục hồi trở lại. Đây là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của nhân dân Minh Hóa nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên trong thời gian qua mặc dù đã được các cấp ngành quan tâm, nhiều chính sách giải pháp thích hợp để phối hợp bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của các lễ hội, nhưng vẫn còn đó những bất cập tồn tại. Đó là sự phục hồi trong các lễ hội chưa đúng quy trình mang tính nguyên gốc. Trong lễ rước của lễ hội mang tính tôn nghiêm, thành kính nhưng đôi khi còn mang tính chiếu lệ, sơ sài. Các bài văn tế xưa bằng chữ Hán đã thất truyền, chỉ còn bằng chữ quốc ngữ do các cụ cao tuổi trong thôn, làng soạn thảo, nội dung văn tế cầu mong cho cuộc sống nhân dân gặp nhiều điều tốt đẹp nhưng không còn được như văn tế xưa, mất đi vẻ độc đáo của di sản.

Trong lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa ngày nay thiếu sự thu hút đông đảo của quần chúng nhân dân, chứng tỏ tinh thần của lễ hội không còn bén rễ vào đời sống của người dân. Lễ hội tổ chức gói gọn trong một số cộng đồng dân cư nhỏ nên không thu hút được sự tham gia của khách du lịch. Lễ hội truyền thống tổ chức ra nhưng không có người tham gia .Các sân khấu trình diễn lại chưa được đầu tư đúng mức do kinh phí hạn hẹp, bởi vậy chưa thể hiện hết các giá trị của văn hóa truyền thống. Một số hiện tượng văn hóa truyền thống được bảo tồn theo kiểu hiện đại không đáp ứng được, để lễ hội không bị thất truyền, người ta cố gắng lắp ghép, chắp nối giai đoạn, sau đó cho nó diễn ra trong một sinh hoạt văn hóa cộng đồng mà chính những người tham gia đôi khi cảm thấy lạc lõng, xa lạ.

Một hiện tượng nổi bật trong các lễ hội hiện nay là những hoạt động văn hóa nghệ thuật, những loại hình trò chơi dân gian ít được chú trọng. Điều này có nhiều lý do, nhưng cái chính là do các địa phương, các thế hệ sau này không có kinh nghiệm về tổ chức lễ hội, nguồn kinh phí eo hẹp, việc tổ chức còn mạng nặng tính hình thức nên không thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Những hoạt động văn hóa cũng như các trò chơi chưa phong phú về nội dung, chưa hấp dẫn về hình thức nên vai trò giáo dục truyền thống của lễ hội còn mờ nhạt. Đa số thanh thiếu niên khi được hỏi mục đích của lễ hội thì hầu như không ai biết; các truyền thuyết liên quan đến sự tích lễ hội ít được lưu truyền. Tình trạng tham gia lễ hội nhưng không biết được mục đích, ý nghĩa của nó là hiện tượng còn khá phổ biến.

Một số lễ hội truyền thống của người dân Minh Hóa không được bảo tồn, khôi phục và việc tổ chức các lễ hội này thưa dần, người dân dần quên Minh Hóa từng có các lễ hội đặc sắc này, nhất là ở thế hệ trẻ... Một số nghi thức trong lễ hội bị biến dạng, cái hiện đại thay thế cái cổ truyền (trong lễ hội bơi trãi truyền thống thành đua thuyền, phần lễ đơn giản hơn, thời gian ít hơn. Cứ vào đầu mùa du lịch, Huyện Minh Hóa lại rộn ràng tổ chức Tuần văn hóa -du lịch Minh Hóa với nhiều chương trình và lễ hội đặc sắc. Song chương trình các lễ hội dường như chỉ khép kín ở phạm vi địa bàn huyện mà thiếu sự liên kết với các địa phương trong tỉnh nói riêng và với các tỉnh khác nói chung

2.2.1.1. Lễ hội Rằm tháng ba- nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá

Trong dòng chảy của hàng loạt lễ hội của mùa xuân với các hoạt động văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng nhiều màu sắc ở mọi miền đất nước thì ở vùng đất miền núi phía tây Quảng Bình cũng đang hòa mình vào không khí vui tươi, hân hoan nhưng không kém phần quan trọng và nghiêm trang của một mùa lễ hội- Hội chợ rằm tháng ba Của người Nguồn Minh Hóa được tổ chức vào ngày 15/3 âm lịch hàng năm.

Với khí trời mát mẻ, khô ráo là điều kiện thuận lợi để tổ chức lễ hội và mỗi một người dân Minh Hóa trong tâm khảm ai ai cũng có ý thức được giá trị và tầm quan trọng của Lễ hội, họ cũng đang nô nức chuẩn bị mọi thứ từ lễ vật dâng cúng ông bà đến những món ăn truyền thống và sắm cho mình những bộ y phục đẹp nhất để đi trẩy hội. Đây là dịp để mọi người gặp gỡ, giao lưu, trao duyên hẹn ước. Những người con xã xứ, lâu ngày cũng tìm về quê cũ trong một tâm trạng hồ hởi, phấn khởi và tự hào.

Ngoài việc dâng hương bái Bụt, cúng viếng ông bà,cha mẹ… thì hoạt động phần hội diễn ra long trọng và vui tươi với những điệu hát truyền thống, độ đáo, đặc trưng như: Hò thuốc, hát sắc bùa, đối đáp giao duyên cùng với nhũng trò chơi quan thuộc của người dân nơi đây: kéo co, đi cà kheo… các hoạt động văn nghệ nên đã làm cho không khí lễ hội thêm phần hoành tráng, đa dạng.

Đến với Hội chợ rằm tháng ba mọi người còn được thưởng thức các món ăn truyền thống là đặc sản, tinh hoa của vùng đất và con người nơi đây: Món cơm Bồi, Ốôc đực, cá suối nước, cơm lam, cá kho nghệ…được cùng nhau uống bát chè xanh đậm đà sắc khí quê hương.

Tất cả các hoạt động của lễ hội đều đem đến cho người dân nơi đây một tình cảm đặc biệt và thêm gắn bó với quê hương, còn du khách các nơi đến thì họ tò mò, hiếu kỳ và họ muốn được hòa mình với con người và văn hóa nơi đây nhưng vì lý do gì đi nữa thì với du khách đây là vùng đất, con người với nền văn hóa dân gian đặc sắc, mong rằng đến với lễ hội được cùng vui chơi, tham dự, thưởng thức các

món ăn sẽ là dấu ấn khó phai trong lòng mỗi người và du khách. Đặc biệt hơn Lễ hội đã là một phần trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc.

Hội rằm tháng ba từ bao đời nay đã đi vào tâm thức của người dân Minh Hóa. Là lễ hội truyền thống đặc sắc, vui nhất và trở thành sinh hoạt văn hóa cộng đồng, kết tinh nét văn hóa đặc sắc của một vùng quê sơn cước. Dù lễ hội này theo thời gian đã có nhiều đổi thay so với trước đây nhưng lễ hội năm nay vẫn mang nhiều đặc tính riêng biệt của con người và núi rừng nơi đây.

“Thà rằng ốm nặng mà nằm. Ai ơi chớ bỏ hội rằm tháng ba”.

Câu ca ấy luôn nhắc nhở, mời gọi người dân vùng rẻo cao Minh Hóa nói riêng và người dân tứ xứ nói chung cứ đến ngày 15/3 âm lịch lại quy tụ về trung tâm thị trấn Quy Đạt để thưởng thức không khí lễ hội nhộn nhịp với những trò chơi dân gian, những điệu hôi lên đằm thắm, mượt mà; thưởng thức pồi và ốc đực, chè xanh và mật ong - những đặc sản của miền quê này. Chợ rằm có từ lâu đời. Thủa xưa, người Nguồn các tổng Kim Linh, Cơ Sa vào dịp rằm tháng ba, nhà nào cũng làm cỗ bàn cúng ông bà, tổ tiên. Mâm cỗ có đủ xôi, thịt, bánh trái, hoa quả.

Các làng ở Kim Linh thì làm lễ kỳ yên, lễ cầu đảo, xin trời đất phù hộ, độ trì cho dân làng có cuộc sống bình an, mùa màng tươi tốt.

Còn dân các thôn xóm Cơ Sa thì mang xôi, bánh trái lên chùa cúng Phật. Dâng hương tại thác Bụt là phần lễ không thể thiếu của hội rằm tháng ba. Dù bất cứ trong hoàn cảnh thời tiết như thế nào thì các cụ cao niên, các đồng chí lãnh đạo huyện, đông đảo người dân và du khách thập phương đều tập trung thắp hương vào chiều ngày 14 âm lịch để cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, làm ăn phát đạt. Thắp hương nơi thác Bụt cũng là dịp để người người không chỉ hướng thiện mà còn để tưởng nhớ và cảm ơn tổ tiên đã có công khai phá, dựng làng lập bản, xây dựng quê hương Minh Hóa; đặc biệt đã để lại cho thế hệ con cháu một kho báu về văn hoá truyền thống nơi miền sơn cước, mang đậm bản sắc người Nguồn Minh Hoá.

Nếu như phần lễ dâng hương tại thác Bụt tạo dấu ấn về nét đẹp tâm linh thì các hoạt động thi đấu thể thao lại rất sôi nổi và hấp dẫn, cuốn hút hàng ngàn cổ

động viện đến từ khắp mọi miền. Gần 600 vận động viên tham gia các môn thi đấu bóng chuyền, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, ném xoang, vật dân tộc thu hút sự hưởng ứng, cỗ vũ nhiệt tình của đông đảo nhân dân và du khách thập phương để lại nhiều ấn tượng trong hội rằm là đêm biểu diễn nghệ thuật tối ngày 14 âm lịch, với gần 20 tiết mục văn nghệ đặc sắc được chọn lọc từ cơ sở. Tại đây, các loại hình dân ca, dân vũ, văn hoá, văn nghệ dân gian, như: hát sắc bùa, hát nhà trò, độc tấu nhạc cụ dân tộc, các tiết mục văn nghệ hiện đại tái hiện lại đời sống sinh hoạt vật chất, tinh thần của cộng đông các dân tộc anh em trên địa bàn.

Hội rằm tháng ba ở Minh hoá nay còn có Hội chợ Thương mại diễn ra từ ngày 10 đến 15 tháng 3 âm lịch. Hội chợ đã thu hút hơn 80 doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia với trên 150 gian hàng, nhằm đưa hàng Việt Nam chất lượng cao đến với các đồng bào miền núi, vùng cao huyện Minh Hóa, thực hiện cuộc vận động “Người việt nam ưu tiên dùng hàng việt nam”

Chợ Rằm Minh Hóa có đủ các sản phẩm của núi rừng: kỳ nam, trầm hương, mật ong, khoai môn, sắn, nếp, gạo, thịt thú, mây, tre, nứa, v.v... Nhưng người ta nhắc đến nhiều nhất là hai món: ốc suối và bồi ngô chấm mật ong. Ai đã một lần được ăn hai món đặc sản này thì không thể nào không nhớ đến chợ rằm Minh Hóa.Hiện nay, vào hội rằm tháng ba không chỉ có người dân ở Minh Hóa mà người từ Đồng Hới, Tuyên Hóa, Quảng Trạch hay du khách ở nơi khác cũng tìm lên góp vui Với hội rằm, mua bán hàng hoá.

Hội rằm tháng ba Minh Hóa diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hấp dẫn và ấn tượng. Tất cả thể hiện sự gần gũi và tinh thần cộng đồng cao của những người tham gia.Tạo điều kiện giao lưu giữa các dân tộc anh em trong vùng, tôn vinh các giá trị văn hóa của người Nguồn huyện Minh Hóa

Trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, lễ hội rằm tháng ba cùng với các làn điệu dân ca, như: điệu hò thuốc, điệu đúm ví và điệu ru con đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Minh Hóa.

2.2.1.2. Lễ hội đua thuyền

Lễ hội đua thuyền được tổ chức vào ngày 2/9 hàng năm, tại khe Rào Nam huyên Minh Hóa. Tương truyền, vùng chiêm trũng Tân hóa ngày xưa thường cầu mưa ’’lấy nước để uống, lấy ruộng để cày’’. Mùa hạn, dân làng cúng lễ và ’’hô huầy’’ đẩy thuyền xuống sông. Lâu dần tục lệ đã biến thành ngày hội chung của cả huyện. Các làng xã thi nhau việc chuẩn bị thuyền tốt, trai bơi tài, người lái giỏi. Nếu chưa có thuyền dài gấp rưỡi nấc ngang, phải tìm gỗ tốt, mời thợ đóng mới sao cho thuyền thon nhẹ và lướt nhanh. Cùng với việc tuyển chọn tay chầm, tiến hành bơi thử, tìm bạn bơi thử nhằm kiểm tra sức dẻo dai với tốc độ cao trên con đường ba vòng sáu tao.

Từ năm 1945 đến nay, Lễ hội đua thuyền mừng Tết Độc lập bị gián đoạn 2 lần. Lần 1, 8 năm. Trai bơi phải gác mái chầm cầm súng lên đường đi theo cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp. Hoà bình lập lại, Rào nan lại dậy vang tiếng reo hò, tiếng trống, tiếng mõ trong ngày 2/9. Tiếng bom rền của máy bay Mỹ trên miền Bắc đã lần thứ 2 làm gián đoạn Lễ hội thiêng liêng này cũng 8 năm, từ năm 1965 cho đến năm 1973, khi hiệp định Paris có hiệu lực. Rồi từ đó đến nay, chưa năm nào dòng Rào Nan lại không dậy sóng trong ngày Tết Độc lập.

Hàng năm cứ vào ngày Quốc khánh 2-9, hội đua thuyền truyền thống lại diễn ra sôi nổi và hào hứng trên sông Rào nan với sự tham gia của nhiều xã trong huyện. . Từ đó hội đua thuyền đông vui náo nhiệt hơn kéo dài đến cả tháng mới đủ cho công việc tập dượt, tranh giải thôn xã và toàn huyện. Nhân dân náo nức chuẩn bị dụng cụ cho hội, ’’khuấy động’’ một vùng . Đường bơi trong các cuộc đua thường trên dưới 20 km tùy theo giải xã hay huyện. Hội đua thuyền trở thành nét đẹp văn hóa thể thao truyền thống từ ngàn xưa đáng trân trọng, giữ gìn và phát triển.

2.2.1.3. Lễ hội buộc chỉ tay

Lễ buộc chỉ cổ tay được tiến hành vào các dịp Tết Nguyên Đán vào dịp cưới xin, dịp tiễn người đi xa hoặc trở lại nhà sau thời gian xa cách, tân gia …. Phong tục này đặc biệt còn dành cho bạn bè thân thiết với gia chủ. Tục lệ buộc chỉ cổ tay là một nét văn hóa độc đáo, nó thể hiện lòng mến khách đối với bạn bè của tộc người

Mày xã Dân Hóa. Buộc chỉ cổ tay kèm với những lời chúc bình an, may mắn đó là một thông điệp mà mỗi người dân nơi đây dành cho mọi người xung quanh, bạn bè trên mọi miềm đất nước rằng chúng tôi yêu mến các bạn.

Lễ buộc chỉ cổ tay được chuẩn bị rất chu đáo, ban đầu gia chủ sẽ làm một mâm lễ cho buổi lễ gồm có rượu, hoa, trứng, gà, xôi nếp, nước và chỉ trắng trang trí thành một hình tháp và trên đỉnh sẽ cắm một cây nến vàng. Bắt đầu vào buổi lễ, bên mâm Khoẳn, tất cả những người tham dự sẽ ngồi xung quanh, người chủ lễ sẽ ngồi đối diện với những người nhận lễ. Chủ lễ sẽ châm cây nến trên đỉnh của mâm Khoẳn và khấn vái. Những người xung quanh, tay trái cầm sợi chỉ, tay phải chạm nhẹ vào mâm. Những người ngồi xa, không với tới mâm thì vẫn chắp tay trái trước ngực, tay phải chạm nhẹ vào khuỷu tay của người ngồi phía trước để truyền lời nguyện tới tất cả các thành viên tham dự và tăng thêm sự gắn kết, tình đoàn kết giữa các thành viên dự lễ.

Sau khi khấn xong, chủ lễ sẽ buộc chỉ tay cho người nhận lễ trước rồi lần lượt đến những người khác. Loại chỉ tay này được tết riêng, buộc thành chùm trên mâm lễ, cắt vừa đủ để buộc vào cổ tay. Sau đó những người khác cũng sẽ lấy những sợi chỉ trên mâm và buộc cho cho nhau để cầu phúc, cầu may. Thông thường các vị khách chính, người già, gia chủ và phụ nữ sẽ được buộc nhiều nhất.

Người dân tộc Mày xã Dân Hóa thường cầu cho người khác hơn là cầu cho chính mình. Bởi với họ cầu mong tốt lành cho người khác, thì sau đó, người khách sẽ lại mang bình an đến cho họ. Theo người dân ở nơi đây, để lời chúc được hiệu nghiệm thì trong vòng ba ngày người nhận lễ không được tháo sợi chỉ ra vì bất cứ lí do gì. Tục buộc chỉ cổ tay có từ ngàn đời nay và trở thành nét đẹp cho tâm hồn của những người dân miền sơn cước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)