Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về lễhội truyềnthống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 32 - 35)

Lễ hội truyền thống- một trong những loại hình di sản văn hóa phi vật thể có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước, đặc biệt trong thế giới mở hiện nay. Các lễ hội truyền thống được quan tâm đúng mức, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên này không những thu được nguồn lợi kinh tế trực tiếp mà còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội: nâng cao nhận thức của người dân, từ đó để có cách ứng xử đúng mực với những di sản mà cha ông để lại, thõa mãn nhu cầu về đời sống tinh thần, tạo công ăn việc làm, giáo dục tình yêu đất nước, yêu quê hương, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc và còn đem lại hiệu quả cao trong hoạt động giới thiệu, quảng bá về văn hóa, con người Việt Nam.

Khai thác từ tiềm năng lễ hội truyền thống đúng cách sẽ góp phần vào việc giữ gìn và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống một cách hiệu quả nhất. Bởi giá trị lễ hội truyền thống mang vẻ đẹp bản sắc truyền thống của dân tộc; góp phần làm phong phú nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là những giá trị tinh túy cần giữ gìn và phát huy tại mọi thời điểm, góp phần tạo cho xã hội nói chung cũng như huyện Minh hóa nói riêng mang những nét tinh hoa riêng biệt của địa phương.

Để khai thác Lễ hội truyền thống có hiệu quả, đem lại nguồn lợi hữu ích, có ý nghĩa thiết thực cho xã hội cần đảm bảo sự hài hòa trong công tác bảo tồn, phát huy thì đòi hỏi Nhà nước phải có đường lối, chính sách, giải pháp phù hợp. Cho nên, trong khai thác lễ hội văn hóa truyền thống, một yếu tố quan trọng là từ cơ sở nền tảng của chính sách cần phải chủ động để tìm hướng đi phù hợp để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống thống

1.2.3.1. Yếu tố chủ quan

Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước: là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống của từng địa phương nói riêng. Trên cơ sở quan

điểm của Đảng, nhà nước hoạch định, ban hành chính sách cho phù hợp. Những chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương có tác dụng thúc đẩy, tạo điều kiện để lễ hội được bảo tồn và phát triển, phát huy giá trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, những chính sách chưa hợp lý, không phù hợp với thực tiễn, khó tiếp cận và thiếu đồng bộ sẽ tạo phản tác dụng.

Tổ chức bộ máy; cơ chế hoạt động; nguồn nhân lực quản lý; nguồn lực cho quản lý: Hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội bản thân nó cũng là một hoạt động cung cấp sản phẩm là các quyết định quản lý nhà nước. Quá trình này cũng đòi hỏi phải có các nguồn lực để thực hiện. Thực tiễn cho thấy Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về lễ hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lễ hội. Bởi đây chính là đội ngũ trực tiếp tham mưu xây dựng, hoạch định, ban hành các chính sách bảo tồn và phát triển lễ hội. Nếu một quốc gia, một vùng, một địa phương nào đó xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn nghiệp vụ về lễ hội, am hiểu luật pháp quốc tế về văn hóa lễ hội, sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin,... cộng với tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa thống nhất, đồng bộ và đảm bảo điều kiện các nguồn lực hoạt động thì sẽ tạo điều kiện cho lễ hội truyền thống phát huy giá trị của nó. Ngược lại, sẽ làm cho hoạt động lễ hội mai một, thậm chí không phát triển và sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên từ các lễ hội truyền thống.

1.2.3.2. Yếu tố khách quan - Yếu tố về kinh tế- xã hội

Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương là yếu tố quan trọng tác động tới công tác bảo tồn và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống. Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và du khách thuận lợi tham gia vào các hoạt động lễ hội, điều đó cũng thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước.

Xu hướng chung hiện nay, bên cạnh mục đích thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của nhân dân, lễ hội văn hóa truyền thống còn là cơ hội để địa phương, cộng đồng quảng bá, giới thiệu hình ảnh, những đặc trưng riêng có của địa phương,

cộng đồng. Vì vậy, sự ổn định về chính trị, sự phát triển vững chắc về kinh tế là điều kiện cần thiết giúp cho địa phương, cộng đồng trong việc bảo tồn, phát triển lễ hội, tổ chức các hoạt động lễ hội. Lễ hội không thể được tổ chức hoàn hảo trong điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội mất ổn định.

- Yếu tố về phong tục, tập quán, tín ngưỡng

Phong tục, tập quán được hiểu chung là những tập tục, nề nếp, luật lệ, yêu cầu, thói quen… thường có từ lâu đời, mang tính phổ biến và trở thành các định chế (những quy định được mọi người thừa nhận và tuân theo) trong một cộng đồng người nhất định. Phong tục, tập quán là một yếu tố cơ bản tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc và là một trong các yếu tố tạo nên tính dị biệt trong các lễ hội truyền thống (vì phong tục tập quán cũng là nhân tố chủ yếu tạo nên các lễ hội truyền thống). Phong tục, tập quán còn có tác động tích cực, tăng sự hấp dẫn cho các lễ hội, khơi gợi, hướng dẫn nhu cầu tâm linh và động cơ tham gia hoạt động lễ hội của con người.

Tín ngưỡng là sự tin tưởng vào một điều gì đó siêu nhiên và niềm tin đó chi phối cuộc sống tinh thần, vật chất và hành vi của con người. Tôn giáo là hình thức có tổ chức, có cương lĩnh mục đích và nghi thức và hệ thống lý luận để đưa lại cho con người một tín ngưỡng nào đó một cách bền vững. Tôn giáo, tín ngưỡng là một phần quan trọng trong đời sống tâm lí, tinh thần của con người, vì vậy nó có rất nhiều ảnh hưởng đến nhu cầu và hành vi của họ.

Yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán; tín ngưỡng tôn giáo ảnh hưởng đến các hoạt động lễ hội, vì vậy nó cũng có tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội, nhà nước phải nghiên cứu để xây dựng các quy định, chính sách để vừa bảo tồn, phát triển lễ hội trên cơ sở bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, coi trọng tính đặc thù, độc đáo của mỗi loại hình lễ hội truyền thống ở địa phương, đồng thời, loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu; phải dựa trên các tiêu chí khoa học để đảm bảo không làm sai lệch lễ hội. Đồng thời cũng vừa bảo tồn và phát huy được các phong tục, tập quán của địa phương; trùng tu, tôn tạo và bảo vệ các công trình kiến trúc tôn giáo (đền, chùa…) là địa điểm tổ chức lễ hội. Đặc biệt trong điều

kiện ngày nay, khi mà loại hình du lịch tâm linh, du lịch văn hoá, du lịch lễ hội ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)