Kiện toàn cơ cấu tổchức bộ máy QLNN, đào tạo, đào tạo lại,bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 102 - 106)

Con người là nhân tố quyết định, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được xem là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng của công tác quản lý cũng như bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa nói chung và di sản Lễ hội nói riêng. Vì vậy, phải thường xuyên chăm lo công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Chủ trương hoạt động lễ hội trong thời gian tới bên cạnh mục đích bảo tồn, gìn giữ nét đẹp, sự phong phú về đời sống tinh thần của nhân dân, lễ hội truyền thống trên địa bàn còn phải góp phần phát triển ngành du lịch của huyện, quảng bá về quê hương và con người Minh hóa, đòi hỏi cán bộ làm công tác văn hóa phải hết sức am hiểu về văn hóa của địa phương, về di tích, lễ hội, chính sách phát triển văn hóa của địa phương cũng như những kiến thức chung khác như: am hiểu ngoại ngữ, sử dụng thành thạo máy vi tính, máy ghi âm, máy ảnh, camera, kiến thức về giao tiếp… để có thể quản lý, tổ chức thành công các lễ hội lớn của địa phương, nhất là các lễ hội có sự tham gia đông đảo của khách các địa phương khác và khách quốc tế đến Minh Hóa tham quan, du lịch.

Trước hết, đào tạo đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và Lễ hội nói riêng từ thành phố đến các xã, phường. Hiện tại huyện Minh hóacó 33 cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa trong đó có quản lý Lễ hội (24 cán bộ xã, phường, 9 cán bộ cấp huyện). Các cán bộ đều được chuẩn hóa theo bằng cấp đào tạo, tuy nhiên số lượng cán bộ công chức học đúng chuyên ngành lĩnh vực công tác còn ít, chưa đáp ứng được công tác tham mưu quản lý văn hóa nói chung và Lễ hội nói riêng cho các cấp. Vì vậy, nhất thiết đào tạo, bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ về quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các lễ hội...

Mở rộng quy mô đào tạo cán bộ chuyên môn; chọn lựa những cán bộ chuyên môn có năng lực gửi đi đào tạo ở trong nước và cả nước ngoài nhằm xây dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của Lễ hội.

Đối với những người làm công tác quản lý văn hóa bất kể học các ngành sử học, văn học, du lịch … phải được bồi dưỡng các kiến thức cơ bản về văn hóa Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch… các chính sách chế độ của Nhà nước đối với văn hóa phi vật thể nói chung và các lễ hội văn hóa truyền thống nói riêng. Tạo điều kiện cho cán bộ quản lí văn hóa học tập kinh nghiệm quản lí và khai thác tài nguyên văn hoá tại các tỉnh thành khác trong nước .

Đối với cán bộ thực hiện công việc bảo tồn di sản văn hóa: chú trọng đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực thi nghiệp vụ bảo tồn và phát huy giá trị của đối với các di sản văn hóa phi vật thể; đủ năng lực để nghiên cứu lập hồ sơ lưu trữ và hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Đối với cán bộ văn hoá cơ sở: tạo điều kiện để cán bộ văn hoá cơ sở tham gia các lớp tập huấn về bảo tồn và phát huy di sản do huyện, thành phố hay trung ương tổ chức. Cung cấp cho họ những tài liệu hướng dẫn về di sản văn hoá để họ được tiếp cận, nghiên cứu vận dụng phù hợp với địa phương

Mời chuyên gia giỏi hàng năm tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật, kinh nghiệm cho những người làm công tác bảo tồn, tôn tạo và phát hhuy giá trị của lễ hội

Thứ hai, muốn bảo tồn và không để cho di sản tiếp tục bị mai một, cần phải quan tâm đặc biệt đến các nghệ nhân, nhất là các nghệ nhân cao tuổi,

Cần có các hình thức dạy truyền nghề cho lớp trẻ dưới sự bảo trợ của Nhà nước. Bởi vì muốn khôi phục Lễ hội Rằm tháng Ba không thể không chú trọng việc phát hiện bồi dưỡng, đào tạo các nghệ nhân cũng như truyền dạy các làn điệu hò thuốc,hát đúm; muốn khôi phục Buộc Chỉ Tay phải có các ông Hiệu (người hô bái cái) là những nghệ nhân trình diễn dân gian theo đặc trưng của Minh Hóa.v.v... Phải quan tâm đầu tư đến con người và tạo điều kiện tạo “sân chơi” để trình diễn loại hình nghệ thuật các lễ hội cho công chúng.

Để tăng trách nhiệm của các cấp chính quyền cũng như tranh thủ sự ủng hộ, hưởng ứng của toàn xã hội, nhiệm vụ đặt ra là phải mạnh dạn phân cấp lễ hội. Mục đích, yêu cầu đặt ra đối với phân cấp là: Nhằm xác định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội cho chính quyền địa phương có các lễ hội; Giải quyết một cách cơ bản giữa nhu cầu bảo tồn di sản văn hóa vật thể với sự phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài của các địa phương có lễ hội; Tạo cơ sở cho việc định hướng, kế hoạch và những giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lễ hội theo hướng đẩy mạnh quá trình xã hội hóa; Khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương tham gia bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội; giáo dục ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội cho cán

bộ và nhân dân huyện Minh Hóa, qua đó giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho quần chúng nhân dân, cán bộ, thanh niên, học sinh.

Công tác quản lý các lễ hội hiện đã được quy định trong luật và một số văn bản dưới luật. Tuy nhiên, nhằm cụ thể hoá các văn bản đó phù hợp với điều kiện cụ thể của Minh Hóa, huyện vẫn rất cần thiết ban hành Quy định phân cấp quản lý các sản văn hóa, trong đó có loại hình di sản văn hóa phi vật thể là lễ hội trên địa bàn huyện. Hiện nay, nhiều tỉnh, thành khác trong nước cũng đã ban hành các quy định, quy chế về quản lý di tích và lễ hội của riêng mình.

Do vậy, huyện cần sớm xây dựng Quy định phân cấp quản lý di tích, danh thắng và lễ hội; thành lập, củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý lễ hội các cấp. Việc phân cấp được quy định theo hướng phân rõ trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan về quyền và nghĩa vụ trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phù hợp với cấp độ, giá trị và quy mô của lễ hội. Việc phân cấp quản lý theo hướng: UBND huyệnthống nhất quản lý toàn diện tất cả các di tích, lễ hội trên địa bàn, phân cấp cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích, lễ hội theo quy định pháp luật; Phòng VHTT huyện chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, hướng dẫn chuyên môn các hoạt động tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và cấp phép tổ chức lễ hội. Các địa phương chịu trách nhiệm quản lý lễ hội trên địa bàn (kể cả lễ tiết, nghi lễ, hội chưa được kiểm kê, phân loại), phân công trách nhiệm cụ thể cho các phòng, ban chuyên môn, UBND cấp xã; chỉ đạo, rà soát, thống kê các lễ hội truyền thống, báo cáo Phòng VHTT huyện để xem xét, cấp phép tổ chức theo quy định. Với quy định này, việc phân cấp sẽ giao trách nhiệm quản lý cao hơn, trực tiếp, có tính toàn diện hơn cho cấp huyện và cấp xã, cơ quan quản lý cấp tỉnh sẽ chỉ quản lý chung.

Xây dựng cơ chế phối hợp trong hoạt động bảo tồn và khai thác giá trị của các Lễ hội, cần thiết phải xây dựng một cơ chế hoạt động theo đó các bên tham gia quản lý và khai thác đều có trách nhiệm và quyền lợi của từng bên (trách nhiệm quản lý, trách nhiệm khôi phục, bảo tồn, trách nhiệm xây dựng các sản phẩm du lịch

trên cơ sở khai thác các giá trị di sản; trách nhiệm tuyên truyền quảng bá; trách nhiệm đưa khách đến tham quan, sử dụng các dịch vụ đi kèm…).

Chú trọng công tác gắn kết giữa khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội. Ban hành cơ chế chính sách phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và địa phương, quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống theo chiều hướng tích cực gìn giữ, phát triển những nét đẹp truyền thống văn hóa vừa kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, phát huy tác dụng tích cực của lễ hội, nêu cao ý nghĩa giáo dục truyền thống. Qua sinh hoạt Lễ hội, nhân dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa. Đồng thời tổ chức tốt, có hiệu quả các hoạt động Lễ hội truyền thống sẽ có tác dụng khai thác tiềm năng du lịch, tạo nguồn thu lớn cho thành phố giúp cho kinh tế xã hội của huyện càng phát triển.

3.3.3. Phân cấp quản lý cho từng địa phương; nâng cao chất lượng quản lý lễ hội văn hóa và quản lý hoạt động bảo tồn và phát triển lễ hội văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)