Phương hướng quản lý nhà nước về lễhội truyền thốngtrên địabàn huyện Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 96 - 100)

3.2.1. Phương hướng quản lý nhà nước về lễ hội truyền thốngtrên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Minh Hóa tỉnh Quảng Bình.

3.2.1.1. Mục tiêu của huyện Minh Hóa về quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyềnthống trên địa bàn huyện

Định hướng phát triển giai đoạn 10 năm 2011 – 2020, huyện Minh hóa tập trung phát triển văn hóa dựa trên năm điểm then chốt đã được trình bày trong Báo cáo Chính trị của Đại hội khóa XI và chiến lược phát triển knh tế - xã hội, những định hướng lớn về văn hóa:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng toàn diện của việc xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa thông qua đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa. Đẩy mạnh việc xây dựng môi trường văn hóa trong tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội, trong các doanh nghiệp, trong gia đình và cộng đồng dân cư. Xây dựng nếp sống văn minh trong xã hội, nhất là nơi công cộng.

Thứ hai, mở rộng và phát triển các ngành công nghệp và dịch vụ văn hóa, gắn kết chặt chẽ văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế, khai tháctài nguyên văn hóa một cách hợp lý để phát triển du lịch dịch vụ. Đa dạng hóa các ngành nghề sáng tạo và sản xuất các sản phẩm văn hóa, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốctế.

Thứ ba, tập trung xây dựng và phát triển các phẩm chất cơ bản của con

pháp, pháp luật; nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; đề cao các giá trị nhân văn, hướng tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp trong hoạt động thưc tiễn của mọi người. Tăng cường giáo dục lý tưởng chính trị, đạo đức xã hội và bản lĩnh văn hóa cho thanh niên, học sinh, sinh viên. Thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh.

Thứ tư, đảm bảo tự do và dân chủ trong hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật, báo chí xuất bản, phát huy vai trò tích cực của các lĩnh vực này trong việc xây dựng môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sỹ, đội ngũ những người làm báo với nhân dân, dân tộc và thời đại, nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường. Phát huy vai trò của các hội từ trung ương đến địaphương.

Thứ năm, Nhà nước cần quan tâm tới đầu tư xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng miền núi, biên giới và hải đảo, xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn. Mặt khác, cần nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực Văn hóa – Thể thao – Du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách chế tài ổn định phù hợp với yêu cầu quản lý văn hóa trong thời kỳ mới. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về văn hóa lễhội. Các cơ quan có thẩm quyền định hướng kết hợp giữa bảo tồn các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống với phát triển du lịch, vừa giới thiệu được những giá trị di sản văn hóa của Huyện với du khách thập phương, quảng bá hình ảnh huyện Minh hóa giàu bản sắc văn hóa, vừa tạo nguồn thu nhập cho nhân dân địa phương. Kết hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng việc phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống.

Đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu, khảo sát một số lễ hội tiêu biểu, đặc biệt là lễ hội của một số đồng bào dân tộc thiểu số. Ở lĩnh vực này, huyện Minh Hóa chưa đầu tư nhiều và chú trọng. Đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội truyền thống, thông qua việc lồng ghép vào các nội dung cụ thể của cuộc vận động phòng trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ”, xây dựng làng văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa và coi đây là những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, công nhận các danh hiệu thi đua. Đặc biệt ngành VHTT & DL tiếp tục

phối hợp với các ngành liên quan trong việc định hướng tổ chức các hoạt động lễ hội văn hóa du lịch, nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể thông qua lễ hội, đồng thời đảm bảo việc tôn tạo và giữ gìn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắngcảnh.

Ưu tiên thực hiện những dự án bảo tồn, phục dựng lễ hội truyền thống đang có nguy cơ thất truyền, ưu tiên hơn nữa trong việc đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống, hướng dẫn viên du lịch tại địa phương nói riêng, cán bộ làm công tác nói chung. Bởi thực tế hiện nay, cán bộ làm công tác văn hóa thông tin tại các xã, phường vừa thiếu, vừa yếu, vừa phải kiêm nhiệm nhiều việc ….. Vì vậy rất khó cho việc tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống, chưa kể sự ít am hiểu của họ để có thể phục dựng lại những hoạt động lễ hội truyền thống, trình tự, thủ tục, lễ thức của một lễ hội truyền thống như thếnào.

Như vậy, huyện Minh Hóa đã xác định được cho mình các mục tiêu về văn hóa, đồng thời xây dựng các định hướng chiến lược phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, là nền tảng cơ bản cho sự phát triển văn hóa của Minh Hóa trong tương lai.

3.2.1.2. Phương hướng của huyện Minh Hóa trong quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện

Trên cơ sở quan điểm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thành phố đã cụ thể hóa mục tiêu, phương hướng nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trên lĩnh vực này như sau:

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Minh Hóa lần thứ XX (nhiệm kỳ 2015- 2020) đề ra mục tiêu: phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, trong đó chú trọng xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết văn minh đô thị giai đoạn 2015- 2020. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với xây dựng văn hóa, tiếp tục nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân. Đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ từ thành phố đến cơ sở. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng “xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “phường đạt chuẩn văn minh đô thị”. Tăng cường công tác thông tin và truyền

thông. Tăng cường công tác kiểm tra cơ sở dịch vụ văn hóa, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, tạo môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Minh Hóa giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn đến năm 2025 xác định: Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, phát triển hài hòa các giá trị văn hóa hiện đại, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc quê hương. Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở đồng bộ. Phát triển đời sống văn hóa cơ sở, tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa. Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội. Phát huy tác dụng của hương ước, quy ước thôn, tổ dân phố trong xây dựng văn minh đô thị.

Như vậy, để hoàn thiện quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, huyện Minh Hóa xác định những nội dung cơ bản sau:

- Gắn bảo tồn với xây dựng, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đồng thời phát triển hài hòa các giá trị văn hóa hiện đại.

- Quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa đồng bộ từ thị trấn, xã, thôn, tổ dân phố, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa. Tiếp tục đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa. Xây dựng một số công trình có quy mô lớn, kiến trúc đẹp đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của người dân. Kết hợp với các công trình của Tỉnh, Trung ương trên địa bàn tạo thành hệ thống kiến trúc các công trình văn hóa đồng bộ, hấp dẫn, mang nét đẹp đặc trưng của miền núi.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực văn hóa, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa, đảm bảo thực hiện thường xuyên, liên tục, tránh tình trạng hoạt động theo vụ việc hay mùa vụ.

- Xây dựng cơ chế quản lý văn hóa bám sát thực tiễn đời sống văn hóa của địa phương, đáp ứng nhu cầu của người dân, khuyến khích được sức sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của các chủ thể văn hóa, tạo điều kiện gia tăng và đa dạng hóa các

sinh hoạt văn hóa và loại hình giải trí. Xây dựng chính sách xã hội hóa trong văn hóa nhằm khuyến khích được nhiều nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển văn hóa của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)