Kinhnghiệm rút ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 53 - 57)

Từ kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội ở một số quận, huyện, huyện trong nước và trong tỉnh, có thể rút ra bài học cho huyện Minh Hóa như sau: Một là, muốn xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, bảo tồn, phát triển lễ hội hoạt động đúng hướng, đúng quy định quản lý, đồng thời cũng đảm bảo giữ được truyền thống văn hóa dân tộc thì cần xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của lễ hội đối với sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa.

Hai là, cần quan tâm xây dựng cơ sở vật chất phục vụ lễ hội nhằm làm tốt việc giáo dục truyền thống. Trong đó cần nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa để hỗ trợ cho hoạt động lễ hội thực hiện đúng hướng, tránh tình trạng lệch pha hoặc biến tướng không tốt trong hoạt động lễ hội.

Ba là, chính quyền địa phương cần triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội truyền thống đúng theo quy định của nhà

nước. Trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các ngành, các đơn vị, địa phương, kể cả các giới chức sắc trong việc tổ chức lễ hội.

Bốn là, thường xuyên đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, tích cực tham gia cùng chính quyền đóng góp xây dựng cho các hoạt động lễ hội theo hướng tích cực.

Năm là, Đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc tổ chức lễ hội, nhất là việc tổ chức các hoạt động hội thi, hội diễn, trò chơi dân gian…tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội cũng như quần chúng nhân dân được đóng góp và tham gia vào các hoạt động của lễ hội.

Sáu là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động lễ hội, bảo vệ các di tích lịch sử- văn hóa, môi trường tự nhiên và xã hội của hoạt động lễ hội.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 tác giả đã tập trung giải quyết cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống thông qua những những nội dung sau.

Thứ nhất : Tác giả đã đưa ra một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài Luậnvăn.

- Về lễ hội và hoạt động lễhội

- Về lễ hội truyềnthống

- Về Quản lý nhà nước về lễ hội truyềnthống

Thứ hai : Tác giả đã nêu lên được sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống

Thứ ba : Tác giả đã chỉ ra những nội dung quan trọng về quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống.

Từ những khái quát ban đầu về cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tác giả đưa ra một số khái quát trong chương 1.

1. Lễ hội truyền thống với tư cách là di sản văn hoá, là kho tàng văn hoá dân tộc đã có giá trị to lớn trong đời sống xã hội hiện đại. Mặc dù trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu nhưng lễ hội truyền thống với giá trị văn hoá, giá trị nhân văn to lớn vẫn là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của nhândân.

2. Lễ hội truyền thống đã có vai trò to lớn trong việc cố kết cộng đồng dân tộc tạo nên nền tảng vững chắc của tinh thần đoàn kết toàn dân, hướng con người tới giá trị đạo đức giá trị nhân văn, vươn tới các giá trị chân- thiện- mỹ, giúp con người giải toả căng thẳng mệt nhọc, bế tắc khô cứng trong cuộc sống thường ngày. Đồng thời lễ hội truyền thống góp phần bảo tồn lưu giữ trao truyền các giá trị văn hoá dân tộc. Với kinh tế du lịch, lễ hội là một nguồn tài nguyên vô giá cho ngành du lịch khai thác và pháttriển.

3. Lễ hội truyền thống tác động qua lại thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Những tác động giữa lễ hội truyền thống và kinh tế và sự tác động ngược trở lại của

kinh tế với lễ hội truyền thống đòi hỏi cần vận dụng và phát huy tính tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực. Cần có quan điểm biện chứng trong đánh giá và phát triển mối quan hệnày.

4. Rút ra được bài học cho huyện Minh Hóa thông qua kinh nghiệm quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống ở một số địa phương trong nước. Từ đó nhận ra trong việc tổ chức, quản lý lễ hội truyền thống ở huyện Minh Hóa không đơn giản chỉ xoay quanh việc phục hồi, bảo tồn hay phát huy bản thân lễ hội truyền thống ấy, mà nó còn liên quan tới hàng loạt các công việc như lập kế hoạch, nguồn nhân lực tổ chức tham gia hoạt động lễ hội truyềnthống. đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Việc nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận ở Chương 1 đặt nền tảng khung lý luận vững chắc để nghiên cứu Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)