Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố cao bằng (Trang 41)

Từ khi thành phố Cao Bằng đƣợc thành lập (tháng 9 năm 2012) đã tạo nên động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cƣờng hiệu lực QLNN, đảm bảo an ninh - quốc phòng, thu hút mạnh mẽ các_nguồn_lực đầu tƣ phát triển các_khu đô thị mới, khu du lịch, dịch vụ - thƣơng mại, khu công nghiệp, mở mang các ngành nghề sản xuất kinh doanh, có điều kiện huy động các nguồn lực trong nƣớc và nƣớc ngoài tạo ra nhiều bộ mặt mới của đô thị tỉnh Cao Bằng nói chung và thành phố Cao Bằng nói riêng.

Thành phố Cao Bằng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Cao Bằng. Thành phố Cao Bằng có vai trò là đô thị hạt nhân, là cửa ngõ phía Bắc giữ vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên toàn tỉnh. Cơ cấu nền kinh tế của TP Cao Bằng cũng đƣợc chuyển dịch theo hƣớng tăng nhanh_tỷ_trọng_công_nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ, giảm tỉ trọng nông - lâm nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân trên 10% [8]… [12].

2.1.3._Hiện_trạng cơ sở hạ tầng của TP Cao Bằng

Là thành phố mới thành lập tuy nhiên Thành phố ủ

, tốc độ_tăng dân số, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh và sâu sắc dẫn_đến nhu cầu về phát triển, mở rộng đô thị và hình thành các khu đô thị_mới. Trong đó có khu đô thị mới Đề Thám đang đƣợc thành phố Cao Bằng đầu tƣ xây dựng với tổng diện tích lên tới 1.800 ha, bao gồm các chức năng: Khu trung tâm hành chính tỉnh; trung tâm thƣơng mại - dịch vụ; trung tâm thể dục thể thao; khu giáo dục - đào tạo; khu dịch vụ y tế; khu lâm viên, công viên cây xanh...Với các chức năng trên nhằm tạo lập hình ảnh một khu đô thị trung tâm phức hợp mới, hiện đại, đồng bộ đa chức năng.

nhƣ: Khu trung tâm hành chính tỉnh; đƣờng tránh Quốc lộ 3, Quốc lộ 4A, Đƣờng 58m; các dự án khu công nghiệp lớn nhỏ trên địa bàn; hệ thống thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải của thành phố Cao Bằng. Nhiều công trình công cộng đƣợc xây dựng mới, hệ thống điện chiếu sáng đô thị và đèn trang trí cảnh quan đô thị cơ bản đƣợc hoàn thiện. Diện mạo bộ mặt đô thị ngày càng đƣợc đầu tƣ nâng cấp.

Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất tại Thành phố Cao Bằng năm 2018

Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Cao Bằng năm 2017 [23]

Bảng 2.1: Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2018 tại TP Cao Bằng

TT Loại hình đất phi nông nghiệp

Tỷ lệ diện tích so với tổng diện tích tự nhiên (%) Mật độ xây dựng (%) Hệ số sử dụng đất (Lần) 1 Đất đô thị 19,69 55% - 65%, 1,05 - 1,1 2 Khu dân cƣ nông thôn 5,03 35% - 40%, 1,05 - 1,1 3 Đất quốc phòng 5,91 1,00 -1,25 4 Đất an ninh 1,83 1,00 -1,25 5 Đất khu công nghiệp 5,19 25% - 35% 1,05 - 1,1 6 Đất cho hoạt động khoáng sản 12,07 1,05 - 1,1 7 Đất di tích danh thắng 0.39 1,00 -1,25 8 Đất bãi thải, xử lý chất thải 2.05 1,05 - 1,1 9 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 0.08 1,00 -1,25 10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4.61 1,05 - 1,1 11 Đất phát triển hạ tầng 20.08 25% - 35% 1,00 -1,25

Bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ đô thị hóa ở Cao Bằng còn ở mức thấp (13,5%), mật độ xây dựng còn thấp 55 - 65%, hệ số sử dụng đất đạt 1,05 - 1,1 lần.

Theo thống kê [8] [9] [10] [11] [12] trên địa bàn thành phố có tổng số công trình nhà ở là 12.004 công trình, trong đó công trình kiên cố, khá kiên cố và bán kiên cố là 5.955 công trình chiếm 49,71%. Mật độ xây dựng chủ yếu tập trung ở các phƣờng trung tâm nhƣ: Hợp Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Ngọc Xuân và Tân Giang.

- Loại hình đất phát triển hạ tầng: Về giao thông, thống kê [8] [9] [10] [11] [12] hiện nay tổng chiều dài đƣờng giao thông các loại là 252,8 km gồm: đƣờng quốc lộ 31 km, đƣờng đô thị 9,7 km, đƣờng trong khu hành chính tỉnh 4,4 km; đƣờng tỉnh lộ 22 km; đƣờng huyện 19,1 km; đƣờng xã, phƣờng 151,8 km, đƣờng đang mở khoảng 14,8 km (đƣờng phía Nam và đƣờng nối QL 3- 4A. Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng trong khu vực thành phố (tính đến đƣờng có mặt cắt ngang lòng đƣờng > 7,5 m) hiện đạt 3,5km/km2 (đối với đô thị loại II, loại III phải đạt 7km/km2), trên địa bàn thành phố có khoảng 45,88 km đƣờng có chiều rộng lớn hơn 11,5m.

- Loại hình sử dụng đất khu dân cƣ nông thôn: cơ sở hạ tầng, chủ yếu là nhà vƣờn và thấp tầng đan xen nhau, chƣa có quy hoạch cụ thể các khu dân cƣ, mà chủ yếu là do các phong tục, tập quán tạo nên thôn, bản. Mật độ xây dựng đạt 35 - 40%, hệ số sử dụng đất đạt 1,05 - 1,1 lần.

- Loại hình sử dụng đất sản xuất nguyên vật liệu xây dựng: khai thác đá núi và cát, sỏi ở sông, hiện còn hơn 50% các khâu trong sản xuất vẫn mang tính thủ công, chƣa có hình thức xử lý môi trƣờng nên cả 2 hình thái này đều làm tổn hại nghiêm trọng đến hiện trạng bề mặt tự nhiên của đất ở khu vực khai thác.

- Loại hình sử dụng đất khai thác khoáng sản: Cao Bằng là tỉnh có tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, hiện nay có một số loại khoáng sản đã đƣợc khai thác nhƣ thiếc, vàng, quặng sắt, barit, đồng, mangan,… tuy nhiên hiệu quả khai thác chƣa cao, việc quản lý khai thác chƣa tốt, chủ yếu bằng phƣơng

pháp thủ công đã gây ảnh hƣởng lớn đến bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trƣờng.

- Loại hình sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa: gồm phân tán và tập trung. Hiện tại thành phố đang sử dụng nghĩa trang tập trung Nà Toòng, phƣờng sông Hiến, diện tích khoảng 10 ha. Ngoài ra còn nhiều nghĩa trang nằm rải rác trong địa bàn với tổng diện tích khoảng 21,85 ha

Quỹ đất nông nghiệp còn lớn, trong khi đất phi nông nghiệp chƣa đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế xã hội. Từ đó cho thấy tốc độ đô thị hóa của tỉnh còn chậm; các cơ sở công nghiệp - dịch vụ chƣa phát triển, các công trình công cộng và phúc lợi xã hội mới đang dần đƣợc đầu tƣ xây dựng và hoàn thiện. Mật độ giao thông đô thị thấp, chất lƣợng chƣa đảm bảo, bề mặt nhiều tuyến hẹp; hệ thống cấp điện còn hạn chế. Vấn đề thoát nƣớc đô thị ít đƣợc quan tâm, xây dựng chắp vá, chủ yếu mới là xử lý các khu vực úng ngập.

Theo Quyết định số 177/QĐ-UBND [30], Năm 2018 thành phố sẽ chuyển 239,72 ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 4 ha; thu hồi, giải phóng mặt bằng 318 ha đất cho các dự án; trong đó chuyển đổi từ đất nông nghiệp là 285 ha và từ đất phi nông nghiệp là 33 ha.

Theo báo cáo tình hình sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên môi trƣờng UBND TP Cao Bằng, từ năm 2012 đến nay, thành phố Cao Bằng thực hiện tạo quỹ đất đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, đáp ứng đƣợc một phần yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Tính đến 31/12/2015, thành phố đã thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ cho 58 dự án với tổng diện tích là 1.099,07 ha, số hộ gia đình liên quan 4.092 hộ và đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tƣ 37 dự án với diện tích 507,67 ha, đạt 46,19% so với tổng diện tích dự án. Trong đó chủ yếu là các dự án xây dựng công trình công cộng, phát triển khu dân cƣ và xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp.

Thành phố bồi thƣờng giải phóng mặt bằng 03 dự án xây dựng khu dân cƣ tạo quỹ đất để giao và đấu giá quyền sử dụng đất ở với tổng diện tích 31,59 ha, liên quan trực tiếp đến 237 hộ gia đình, tuy nhiên đến nay mới chỉ bàn giao đƣợc 8,65ha chiếm 27,38%tổng diện tích để xây dựng khu dân cƣ; 12 dự án xây dựng trụ sở cơ quan đƣợc triển khai trên địa bàn thành phố với tổng diện tích là 40,01 ha, số hộ bị liên quan 290 hộ, đã bàn giao 11/12 dự án; 03 dự án phục vụ mục đích quốc phòng đã đƣợc bàn giao 100% diện tích, với tổng diện tích 11,05 ha, liên quan trực tiếp đến 31 hộ; đã bàn giao 2/3 dự án phục vụ mục đích an ninh với tổng diện tích 4,85 ha chiếm 97,98% diện tích cần bàn giao; trong 09 dự án xây dựng công trình sự nghiệp có tổng diện tích 10,74 ha, liên quan trực tiếp đến 135 hộ gia đình, đã bàn giao đƣợc 6/9 dự án; đã bàn giao đƣợc 4/8 dự án phục vụ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp với tổng diện tích 184,76 ha; trong 19 dự án phục vụ xây dựng công trình công cộng đến nay mới bàn giao đƣợc 08 dự án với tổng diện tích 250,17ha, chiếm 36,15% diện tích cần bàn giao; 01 dự án xây dựng công trình tín ngƣỡng với diện tích 0,64 ha, liên quan trực tiếp đến 19 hộ gia đình đã đƣợc bàn giao hoàn toàn.

Kết quả thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2012 đảm bảo các tiêu chí để thành lập Thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng: Năm 2012 đã hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III và Thị xã Cao Bằng đƣợc công nhận là Thành phố trực thuộc tỉnh. Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí thành lập Thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng, Cao Bằng đã triển khai lập mới 14 đồ án quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu; 02 đồ án điều chỉnh quy hoạch đô thị; 01 đồ án quy hoạch liên ngành (quy hoạch sử dụng đất đai); đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cao Bằng đến năm 2030 [24], tầm nhìn 2050 đã cơ bản hoàn thành; Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất Thành phố Cao Bằng đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015). Công tác giải phóng mặt bằng đƣợc tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, từ năm

2011 đến nay đã hoàn thành giải phóng toàn bộ mặt bằng 33 dự án, giải phóng từng phần 09 dự án, tổng diện tích mặt bằng đƣợc giải phóng đạt 368/752 ha.

Do vậy, trong thời gian tới, thành phố Cao Bằng cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, đƣa các chƣơng trình, dự án nghiên cứu mới để phát triển kinh tế nông nghiệp và tình hình trật tự xây dựng của thành phố.

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng tại thành phố Cao Bằng thành phố Cao Bằng

2.2.1. Ban hành văn bản pháp luật QLNN về trật tự xây dựng tại thành phố Cao Bằng thành phố Cao Bằng

Trên cơ sở các văn bản pháp luật nhƣ:

- Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà. Nghị định này đã quy định cụ thể về những hành vi bị xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà, mức phạt, thủ tục phạt, chủ thể có thẩm quyền phạt...

- Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra xây dựng. Nghị định này là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức lực lƣợng thanh tra xây dựng, theo đó xác định rõ chức năng, đối tƣợng của thanh tra xây dựng, nguyên tắc hoạt động của thanh tra xây dựng, hệ thống tổ chức các cơ quan thanh tra xây dựng.

- Nghị định số 180/ 2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng.

- Nghị định số 26/2013/NĐ- CP ngày 29/3/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng đã tạo cơ sở pháp

lý quan trọng cho việc tổ chức các cơ quan thanh tra xây dựng một cách tƣơng đối độc lập.

- Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở [7];

- Thông tƣ số 15/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 hƣớng dẫn về cấp phép xây dựng [5].

- Nghị định số 53/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 về quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng.

Sở Xây dựngđã ban hành các văn bản pháp lý cụ thể:

- Quyết định số 691/2010/QĐ-UBND ngày 17/5/2010 về việc ban hành Quy định quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhà ở và công sơ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

- Quy trình cấp phép tuân theo quy định tại Quyết định 03/2014/QĐ- UBND ngày 06/03/2014 về việc ban hành quy định cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng [25].

- Quyết định số 324/QĐ- SXD ngày 15/01/2014 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Xây Dựng Cao Bằng.

- Quyết định số 39/2016/UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc ban hành quy định một số nội dung quản lý đầu tƣ và xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng [27].

Sở Xây dựng có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng nhƣ sau [27]:

"a) Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

b) Cấp GPXD đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (trừ đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này); công trình thuộc dự án

(trừ Báo cáo kinh tế-kỹ thuật công trình từ cấp III trở xuống); di dời công trình; công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên; công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trên các thửa đất tiếp giáp với các tuyến đường, nút giao thông trong đô thị Thành phố Cao Bằng sau đây:

- Tuyến đường phía nam Khu đô thị mới Đề Thám (đoạn từ ngã tư giao với Quốc lộ 3, Quốc lộ 34 đến đầu cầu bờ tả Sông Hiến);

- Tuyến đường Quốc lộ 3 mới (đoạn từ ngã tư giao với Đường phía nam Khu đô thị mới Đề Thám, Quốc lộ 34 đến ngã năm Km6 và đoạn từ ngã năm Km6 đến đầu cầu bờ hữu Nà Cáp);

- Tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn từ ngã năm Km6 đến hết địa phận Thành phố Cao Bằng, gồm đoạn tránh ngã năm Km6);

- Các nút giao thông hình thành giữa các tuyến đường khác giao với các tuyến đường trên.

c) Tổng hợp báo cáo định kỳ 6 tháng trước ngày 15/6, hàng năm trước ngày 15/12 về tình hình cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng."

Ủy ban nhân dân thành phố Cao Bằng đã ban hành nhiều văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố cao bằng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)