và cấp phép xây dựng trên địa bàn TP Cao Bằng
2.3.1. Kết quả đạt được
Đảng bộ và nhân dân Thành phố Cao Bằng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, khẳng định đƣợc vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, là đầu tàu trong phát triển kinh tế của tỉnh Cao Bằng.
Công tác quy hoạch và sử dụng đất
Thành phố luôn quan tâm, quán triệt, chỉ đạo các đơn vị phòng, ban chuyên môn thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị theo thẩm quyền, qua đó ngƣời dân đã có ý thức đến xin cấp phép xây dựng nhà ở đô thị, góp phần tạo diện mạo đô thị ngày một khang trang, trật tự đô thị ngày một nề nếp. Ý thức chấp hành và hiểu biết pháp luật về quy hoạch đô thị đến ngƣời dân trên địa bàn đƣợc nâng lên, giảm thiểu những vi phạm trong công tác quy hoạch đô thị nói chung và cấp phép xây dựng nói riêng.
Quá trình sử dụng đất đều dựa trên những quan điểm khai thác sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ đất, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất về cơ bản đã bám sát và tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Qua thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cơ cấu lại việc sử dụng đất phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, hạn chế có hiệu quả việc chuyển đất trồng lúa nƣớc, đất lâm nghiệp có rừng sang các mục đích khác
Công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị có chuyển biến rõ rệt, kiến trúc và cảnh quan đô thị đã đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển với sự xuất hiện ngày càng nhiều các quần thể kiến trúc, mảng đô thị hiện đại, các công trình cao tầng là những điểm nhấn kiến trúc đô thị có chất lƣợng cao. Song song với việc đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ xây dựng và hoàn thành các khu đô thị mới hiện đại với hệ thống hạ tầng đồng bộ thì hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội nhƣ hệ thống giao thông, cấp nƣớc, thoát nƣớc, chiếu sáng, cây xanh, thu gom và xử lý chất thải và các công trình công cộng đƣợc Thành phố quan tâm đầu tƣ, cải tạo nhanh, Quy chế quản lý đô thị của Thành phố đƣợc ban hành từng bƣớc đi vào cuộc sống tạo hành lang pháp lý đầy đủ thông thoáng.
Cấp phép xây dựng
UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn thủ tục hành chính với Quy trình cấp phép với thủ tục hành chính gọn nhẹ, nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa”. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, rút ngắn công đoạn và thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý ngành TN&MT và hiện nay đang áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 vào hoạt động cơ quan;
UBND thành phố cũng ban hành Công văn về việc tăng cƣờng công tác kiểm tra hoạt động xây dựng trƣớc và sau cấp phép xây dựng trên địa bàn và tránh thất thu thuế xây dựng cơ bản tƣ nhân trên địa bàn Thành phố và hƣớng dẫn một số nội dung về quản lý trật tự xây dựng đô thị, quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố…[ 31] [ 32 ]. Theo đó, UBND Thành phố đặt ra yêu cầu về lập lại trật tự quản lý đô thị và quản lý cấp phép trong xây dựng cơ bản, khoanh vùng và giải quyết các sai phạm cũ liên quan đến lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, kiên quyết không để phát sinh các vi phạm mới. Bám sát chỉ đạo của UBND Thành phố, hằng tháng, Đội Quản lý trật tự đô thị Thành phố phối hợp Thanh tra xây dựng, UBND các xã,
phƣờng, tổ dân phố trên địa bàn tổ chức kiểm tra các công trình xây dựng trên địa bàn về các nội dung thực hiện theo GPXD đã đƣợc cấp phép.
Tổ chức và hoạt động của Đội thanh tra xây dựng [ 4 ], [ 7 ]
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc về trật tự xây dựng luôn đƣợc thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo và cụ thể hoá bằng các biện pháp thực hiện đạt đƣợc hiệu quả thiết thực.
Những năm qua, thành phố Cao Bằng làm tốt công tác quản lý trật tự, quy hoạch đô thị, ngoài việc phối hợp với các ngành chức năng làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, quản lý trật tự, quy hoạch đô thị, phƣờng còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân chấp hành tốt các quy định của Nhà nƣớc, tỉnh, Thành phố về Luật Đất đai, về trật tự xây dựng đô thị…
Công tác thanh tra đã phát hiện nhiều lỗi cơ bản trong công tác quy hoạch nhƣ: thời gian lập thẩm định phê duyệt đồ án còn chậm; chƣa chú trọng công tác khảo sát trong quá trình lập đồ án quy hoạch; chƣa quan tâm đến sự phù hợp của quy hoạch chi tiết với quy hoạch chung; chƣa chú trọng công tác thiết kế đô thị; không lập hoặc lập không đầy đủ đánh giá tác động môi trƣờng; không lập hoặc lập không đầy đủ điều lệ quản lý quy hoạch; chƣa thực hiện công bố công khai, cắm mốc giới trên thực địa. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch giữa các ngành nhiều khi chƣa thực sự thống nhất, tình trạng tự phát, cục bộ thực hiện quy hoạch, kế hoạch của các ngành, các cấp vẫn chƣa đƣợc chấn chỉnh.
Công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành thanh tra xây dựng đƣợc trú trọng quan tâm tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng tại địa phƣơng.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Sử dụng đất:
Thành phố Cao Bằng có diện tích chủ yếu là đất nông nghiệp trong khi đất phi nông nghiệp chƣa đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế xã
hội, tốc độ đô thị hóa còn chậm; các cơ sở công nghiệp - dịch vụ chƣa phát triển, các công trình công cộng và phúc lợi xã hội mới đang dần đƣợc đầu tƣ xây dựng và hoàn thiện, mật độ giao thông đô thị thấp, chất lƣợng chƣa đảm bảo, bề mặt nhiều tuyến hẹp; hệ thống cấp điện còn hạn chế. Vấn đề thoát nƣớc đô thị ít đƣợc quan tâm, xây dựng chắp vá, chủ yếu mới là xử lý các khu vực úng ngập.
Công tác quy hoạch
Trong công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị quy hoạch là yếu tố hàng đầu ảnh hƣởng đến công tác cấp phép xây dựng và quản lý, nhƣng trong tình hình quy hoạch xây dựng ở Việt Nam nói chung, thành phố Cao Bằng nói riêng chƣa gắn kết đƣợc quy hoạch với nhau.
Trong thời gian qua, có nhiều dự án sai phạm về quy hoạch xây dựng nhƣ xây dựng vƣợt số tầng, thông tầng, vƣợt diện tích xây dựng, diện tích sàn xây dựng so với quy hoạch thiết kế đã đƣợc hoặc giấy phép đã đƣợc cấp, sử dụng sai công năng… Những sai phạm trên không xử lý thì không đƣợc mà xử lý thì ảnh hƣởng đến trật tự đô thị, đến kinh tế cộng đồng, không những của chủ đầu tƣ mà của cả xã hội, gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng, kết cấu của các công trình còn lại cũng nhƣ môi trƣờng sống của đô thị, nảy sinh vƣớng mắc khó giải quyết thỏa đáng giữa chính quyền, chủ đầu tƣ và ngƣời dân.
Chất lƣợng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhất là ở cấp xã, phƣờng còn thấp, nhiều điểm chƣa phù hợp với thực tiễn. Chƣa dự báo chính xác về nhu cầu quỹ đất cho các mục đích sử dụng, nhất là đất cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, dẫn đến tình trạng dự báo vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất.
Cấp phép xây dựng
Thành phố Cao Bằng cũng đã có nhiều cố gắng trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhƣng do đô thị hoá phát triển một cách nhanh chóng nhiều đơn vị hành chính cấp xã, phƣờng, đã đƣợc quy hoạch để phát
triển đô thị và xây dựng các công trình công cộng, các trụ sở cơ quan nhà nƣớc… Thủ tục cấp giấy phép xây dựng tuy đã đƣợc cải cách, song vẫn còn rƣờm rà, chất lƣợng chuyên môn trong cấp phép xây dựng còn hạn chế. Mặt khác bản đồ địa chính đã đo quá lâu và đã biến động.
Ý thức của Chủ đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Cao Bằng
Những sai phạm trong công tác quản lý đầu tƣ và xây dựng ở các dự án đầu tƣ là rất đa dạng và phức tạp. Có rất nhiều nguyên do, nhƣng trƣớc hết là từ phía chủ đầu tƣ, ngƣời có công trình xây dựng và trực tiếp chịu trách nhiệm về công trình của mình. Các chủ đầu tƣ dƣờng nhƣ vẫn chƣa mặn mà với việc xin cấp GPXD mặc dù thủ tục hành chính đã cải cách rất nhiều. Đây có lẽ là nguyên do dẫn đến hành vi vi phạm trật tự xây dựng công trình không phép.
Theo quy định thì hồ sơ xin cấp GPXD phải có bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các chủ đầu tƣ có nhu cầu xây dựng nhƣng vƣớng một điều là chƣa hoàn thành thủ tục xin cấp sổ đỏ. Giấy tờ thiếu, mà để hoàn thành đầy đủ lại phải mất rất nhiều thời gian. Trong khi với ngƣời Việt Nam, có một truyền thống là xây nhà phải hợp tuổi hợp ngày. Nếu cứ đợi cho khi nào hoàn thành các thủ tục xây dựng thì lại không đƣợc tuổi, không đƣợc ngày. Do đó mà các chủ đầu tƣ bất chấp GPXD mà cứ xây cho phù hợp với tín ngƣỡng của họ. Đây cũng là nguyên do dẫn đến các công trình xây dựng không phép.
Với tâm lý của chủ đầu tƣ xây dựng các công trình nhà ở thì ngƣời xây dựng sau lại muốn cốt nền cao hơn nhà xây trƣớc, ô văng, mái đua đua ra nhiều hơn nhà trƣớc để thế hiện sự nổi trội hơn so với xung quanh vì lẽ đó mà mặc dù đã có phép xây dựng nhƣng các chủ đầu tƣ này vẫn cố tình xây dựng sai phép để đạt đƣợc mục đích riêng của mình. Dẫn đến tình trạng kiến trúc không gian đô thị lộn xộn thiếu mỹ quan và không đồng bộ.
Sai phạm của các cơ quan quản lý về đầu tư, chủ đầu tư và nhà thầu thường trên địa bàn thường phạm phải là:
- Công tác khảo sát để thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công: Công tác khảo sát để thiết kế bản vẽ thi công đƣợc đƣa vào hồ sơ đấu thầu xây lắp nhƣng không quy định cụ thể khối lƣợng khảo sát.
- Công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán: Hồ sơ về thẩm định thiết kế kỹ thuật không đầy đủ, thủ tục tiến hành không bảo đảm.
- Công tác chuẩn bị mặt bằng có các vi phạm sau: Đền bù, giải phóng mặt bằng không đúng chính sách hiện hành: Phê duyệt tăng tỷ lệ phí quản lý cho ban giải phóng mặt bằng, ban quản lý dự án.
- Không thực hiện quyết toán dự án theo quy định: do chủ quan là chờ kết quả thanh tra, kiểm toán mới tiến hành quyết toán, do khách quan là không quyết toán dứt điểm đƣợc với địa phƣơng về kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng.
- Sai phạm của đơn vị thi công thƣờng phạm phải là: Khai khống; khai tăng về khối lƣợng; áp sai đơn giá; Thi công sai thiết kế; Đƣa vật liệu vào không đúng chủng loại: mác xi măng, gỗ gạch, thiết bị điện, nƣớc; Thay đổi thiết kế ban đầu mà không xin phép hoặc có xin phép nhƣng chƣa đƣợc đồng ý;
Do đó, trong thời gian tới thành phố cần thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý xây dựng, chất lƣợng công trình xây dựng; quy hoạch vật liệu xây dựng; quản lý chất lƣợng các công trình đã và đang đầu tƣ xây dựng. Kiện toàn, xây dựng lại các Ban quản lý dự án theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 [ 22 ] và Nghị định, Thông tƣ mới ban hành.
Tổ chức và hoạt động của Đội thanh tra xây dựng
Đội Thanh tra xây dựng mới thực hiện đƣợc nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng bằng việc kiểm tra công trình xây dựng không phép, sai phép, tuy nhiên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu kiểm tra các dự án lớn, các khu đô thị, chƣa kiểm tra xử lý vi phạm trong quản lý hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trƣờng trong quá trình xây dựng của chủ nhà thầu.
Một vấn đề cần quan tâm nữa là trong quá trình thực thi nhiệm vụ, thanh tra xây dựng công tác tại cơ sở còn nặng về "cảm tính", thƣờng bị ràng buộc bởi mối
quan hệ cá nhân. Trật tự xây dựng đô thị còn nhiều tồn tại mà nguyên nhân sâu xa xuất phát từ khâu quản lý và ý thức của các cán bộ công chức trong công tác thanh tra xây dựng thiếu giám sát; có một bộ phận cán bộ chƣa làm hết trách nhiệm, buông lỏng quản lý, tiêu cực tham nhũng dẫn đến những hậu quả khôn lƣờng trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị (xây dựng không theo quy hoạch, không theo giấy phép xây dựng, sai giấy phép xây dựng..)
Hệ thống văn bản pháp luật
Bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hƣởng đến công tác cấp phép xây dựng. Việc thƣờng xuyên thay đổi những quy chế mới, tiêu chuẩn mới về định mức, tiêu chuẩn mới, đơn giá hay hình thức xử lý vi phạm... khiến việc thẩm định hồ sơ và tính toán chi phí xây dựng cho từng công trình và hạng mục công trình của các chủ đầu tƣ phải tính lại nhiều lần, gây mất thời gian và tăng chi phí.
Công tác tuyên truyền vận động
Việc tuyên truyền vận động nhân dân là rất quan trọng. Các xã, phƣờng và Đội Quản lý trật tự đô thị thƣờng xuyên tuyên truyền, vận động các hộ dân lắp đặt các biển quảng cáo, làm mái che, mái vẩy theo đúng quy định, đồng thời kiểm tra nhắc nhở, lập biên bản và nghiêm khắc xử lý những trƣờng hợp cố tình vi phạm, qua đó lập lại kỷ cƣơng và trật tự đô thị góp phần tạo diện mạo, bộ mặt đô thị ngày một thông thoáng, khang trang. Trên thực tế thì công tác này ở các phƣờng còn chƣa sâu rộng đến các tổ chức và cá nhân có công trình xây dựng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các chủ đầu tƣ không nắm bắt đƣợc mà làm sai và trái những quy định khi xây dựng.
Một số cấp uỷ Đảng và chính quyền chƣa thực sự vào cuộc trong công tác quản lý trật tự xây dựng, sự chỉ đạo điều hành còn thiếu quyết liệt, thiếu sự giám sát, kiểm soát cấp dƣới dẫn đến nhiều công trình xây dựng vi phạm. Việc phát hiện chƣa kịp thời, xử lý vi phạm chƣa triệt để, kiên quyết có sự nể nang ngại va chạm để công trình xây dựng cao, hoàn thiện dẫn đến việc xử lý phức tạp, khó khăn.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng ở Chƣơng 1, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về TTXD thong qua các hoạt động nhƣ: công tác cấp phép, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động quản lý trật tự xây dựng nhà ở đô thị tại thành phố Cao Bằng bao gồm các nội dung chính nhƣ sau:
Thành phố Cao Bằng mới đƣợc công nhận là đô thị loại III năm 2012, quy hoạch đến năm 2020 là đô thị loại II. Cho tới nay, sau hơn 5 năm hình