Giải quyết tranh chấp về đất, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố cao bằng (Trang 83)

phạm trong việc quản lý và sử dụng đất

Qua việc tiếp nhận, phân loại xử lý các vụ việc cho thấy số lƣợng đơn thƣ khiếu nại về đất đai chiếm tỷ lệ lớn. Trong những năm gần đây, do Nhà nƣớc thu hồi đất để mở rộng đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng,... nên số đơn thƣ khiếu nại về việc thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ chiếm số lƣợng cao so với những năm trƣớc. Nội dung khiếu nại chủ yếu tập trung về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất; khiếu nại về giá bồi thƣờng không hợp lý, không sát với giá thị trƣờng, bố trí tái định cƣ không kịp thời, việc thực hiện bồi thƣờng chậm. Do đó, giải quyết mọi trƣờng hợp tranh chấp đất đai phải đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; kiên quyết bảo vệ những thành qua cách

mạng về ruộng đất, đồng thời sửa lại theo đúng pháp luật những trƣờng hợp xử lý không đúng. Giải quyết các tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích phát triển sản xuất, ổn định và từng bƣớc cải thiện đời sống của nhân dân. Thực chất của tranh chấp về đất đai là tranh chấp về tài sản dân sự nên giải quyết tranh chấp về đất đai phải theo nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng dân sự, trong đó nêu cao việc hoà giải của UBND phƣờng, xã, thị trấn.

Giải quyết một vụ khiếu nại đòi hỏi phải có các bƣớc điều tra, nghiên cứu, kết luận và thi hành kết luận, do đó cần một đội ngũ những ngƣời am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên trách.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng quy định của pháp luật. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phải căn cứ vào pháp luật mới xác định đƣợc đúng, sai, tính chất, mức độ vi phạm; giải quyết triệt để, chấm dứt việc khiếu nại , tố cáo bảo vệ những lợi ích hợp pháp.

Nguyên tắc dân chủ, công khai. Thực hiện nguyên tắc này, ngƣời đƣợc giao giải quyết khiếu nại, tố cáo phải lắng nghe ý kiến của các bên, đảm bảo dân chủ, bình đẳng trƣớc pháp luật;

Phải thực sự khách quan, thận trọng và vô tƣ. Nguyên tắc này đòi hỏi nhìn nhận sự việc phải trung thực, không phụ thuộc vào ý muốn của các bên đƣơng sự;

Kết hợp giải quyết khiếu tố về đất đai với việc giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai. Thông qua quá trình này làm cho mọi ngƣời hiểu, thừa nhận và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cơ quan đã giải quyết khiếu tố.

Tăng cƣờng trách nhiệm, tính chủ động của ngƣời đứng đầu các cơ quan nhà nƣớc trong việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai để giải quyết kịp thời, dứt điểm, công bố công khai kết quả giải quyết, không để khiếu kiện vƣợt cấp, diễn biến phức tạp, khiếu kiện đông ngƣời; chịu trách nhiệm về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo

3.2.6. Xử lý triệt để các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng

Thực hiện công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và thiết lập hồ sơ để cấp có thẩm quyền xem xét xử lý vi phạm. Các hành vi vi phạm trật tự xây dựng phải đƣợc lực lƣợng Thanh tra xây dựng kịp thời phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý và báo cáo, đề xuất với cấp có thẩm quyền để xử lý vi phạm theo đúng thẩm quyền, quy trình do pháp luật quy định.

Chú trọng công tác đình chỉ thi công, tháo dỡ, cƣỡng chế thi hành đối với các công trình xây dựng sai phép, trái phép, không xin giấy phép để đảm bảo tính răn đe của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan đề nghị không cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thông báo ngừng cung cấp điện, nƣớc v.v…theo nội dung các Quy chế phối hợp và quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007 của Chính phủ.

Đối với các công trình vi phạm nghiêm trọng, phải thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời các sai phạm, nhƣ: yêu cầu ngừng thi công; cƣỡng chế xử lý các sai phạm; không đƣợc vận chuyển vật liệu xây dựng; ngừng cung cấp điện, nƣớc; không đƣợc đƣa công trình vào sử dụng, giao dịch khi chƣa khắc phục xong hậu quả của các sai phạm...

Sở Xây dựng và UBND thành phố, phƣờng, xã phải kiên quyết xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, truy trách nhiệm ngƣời đứng đầu nếu để xảy ra sai phạm. Công tác xử phạt sai phạm về trật tự xây dựng mới chỉ dừng ở mức phạt hành chính, chứ chƣa mang tính hình sự và theo lẽ thông thƣờng nếu phần xử phạt hành chính nhỏ hơn lợi ích của việc xây dựng sai phép, không phép, chắc chắn số lƣợng các công trình sai phạm sẽ tăng lên. Do vậy, cần thay đổi quan điểm xử phạt không chỉ gắn với lợi ích vật chất, mà cần thêm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ thể tham gia đầu tƣ xây dựng mới đủ sức răn đe. Thực tế vẫn có các công trình vi phạm, nhƣng vẫn còn "chây ỳ" trong công tác khắc phục, mà theo quy định phải trả lại nguyên trạng nhƣ đã đƣợc cấp phép.

Cần nhanh chóng tổ chức, triển khai Nghị định 139/2017/NÐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tƣ xây dựng; khai thác,

chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý nhà và công sở có hiệu lực từ ngày 15-1-2018.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Chính phủ

Nhiều quy định nằm trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác nhau (Luật Công chứng, quy định về đăng ký bất động sản…) có nhiều điểm “vênh” so với các quy định của Luật Đất đai của Luật Đất đai năm 2013. Ví dụ: Luật không quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân nƣớc ngoài, nhƣng tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Nghị định số 43/2014/NĐ-CP), quy định Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân nƣớc ngoài.

Pháp luật đất đai cần bổ sung các chế tài xử phạt hành vi vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đảm bảo quy hoạch sử dụng đất đƣợc thực hiện nghiêm. Tăng cƣờng hơn nữa các biện pháp xử lý đối với tình trạng các quy hoạch có nội dung sử dụng đất nhƣng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng tiến độ (“quy hoạch treo”). Hƣớng dẫn cụ thể việc xử lý vi phạm hành chính trong trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc. Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai: “Ngƣời sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành”, để thu hồi đất đối với hành vi này trƣớc hết phải bị xử phạt vi phạm hành chính nhƣng chủ đầu tƣ không chấp hành, nhƣng trong Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai lại không quy định về hành vi này. Tăng cƣờng các biện pháp xử lý hình sự trong lĩnh vực đất đai, tập trung vào một số điểm sau: Ban hành thêm một số điều luật quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật đất đai đƣợc xem là tội phạm

nhƣ hành vi lấn chiếm đất đai thu lợi bất chính lớn; hành vi hủy hoại đất gây hậu quả nghiêm trọng và hành vi gây ô nhiễm đất đai nghiêm trọng. Đặc biệt, cần làm rõ, định lƣợng “hậu quả nghiêm trọng” sát với tình hình kinh tế - xã hội. Hình sự hóa các hành vi giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng mà không cần phải quy định “bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” thì mới xử lý hình sự.

Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tƣ 03/2018/TT-BXD hƣớng dẫn Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Trong đó quy định điều kiện nhà xây trái phép không bị tháo dỡ. Trong đó, đối với công trình vi phạm xây dựng nhƣng chƣa thực hiện tháo dỡ, cơ quan chức năng xem xét hủy quyết định cƣỡng chế phá dỡ. Sau đó, cấp thẩm quyền phạt mức 40% đối với nhà ở riêng lẻ, với công trình thuộc dự án đầu tƣ xây dựng phạt 50% giá trị công trình sai phép, không phép. Thông tƣ cho phép nộp phạt để những công trình trái phép sẽ gây khó khăn cho các cơ quan quản lý, nhất là hàng loạt chung cƣ vƣợt tầng, khu đô thị phá vỡ quy hoạch nhƣng chỉ cần nộp phạt 40 đến 50% giá trị vi phạm là đƣợc tiếp tục xây dựng chứ không bị phá bỏ. Do đó, để có thể chấp nhận đƣợc và tạo sức răn đe, nội dung của Thông tƣ cần phải quy định rõ trƣờng hợp nào đƣợc nộp phạt, trƣờng hợp nào sẽ bị tháo dỡ thậm chí là thu hồi để xung công.

Theo Luật Thanh tra, lực lƣợng thanh tra chỉ có ở hai cấp Trung ƣơng và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Vì vậy, lực lƣợng thanh tra xây dựng hiện nay trực thuộc Sở Xây dựng, còn ở cấp quận, huyện không có bộ máy này nên khó khăn trong công tác quản lý.

Cao Bằng hiện vẫn là tỉnh nghèo vì vậy đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành có chính sách đầu tƣ, hỗ trợ thoả đáng, đặc biệt tạo điều kiện đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để Cao Bằng phát huy tốt tiềm năng nội lực, tranh thủ nguồn đầu tƣ từ bên ngoài nhằm thực hiện tốt phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2021 nói chung, sự chuyển dịch cơ cấu các loại đất nói

riêng theo quan điểm sử dụng đất đầy đủ, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra và ngày càng nâng cao đời sống nhân dân.

3.3.2. Đối với UBND tỉnh Cao Bằng

UBND tỉnh Cao Bằng và các sở, ban ngành có liên quan cần sớm xem xét ban hành và áp dụng chính sách thu hút nguồn vốn đầu tƣ theo hƣớng xã hội hóa để xây dựng và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật không chỉ cho Khu đô thị mới Đề Thám thành phố Cao Bằng mà còn cho các khu đô thị khác trong tƣơng lai.

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức cộng đồng về pháp luật xây dựng, quản lý trật tự xây dựng. Ban hành quy chế phối hợp giữa UBND và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về giám sát tình hình trật tự xây dựng. Chỉ đạo, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị theo quy định làm cơ sở cho việc quản lý; tiếp tục thực hiện thƣờng xuyên rà soát các dự án có sử dụng đất đối với các tổ chức, trên cơ sở đó kiên quyết xử lý, yêu cầu khắc phục gắn với xử phạt, xử lý hành chính hoặc thu hồi, chấm dứt hoạt động đầu tƣ đối với dự án vi phạm.

Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lƣợng theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001 - 2008 tại các cơ quan hành chính của phƣờng, xã

Công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng đã đƣợc phê duyệt; tổ chức cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa và quản lý xây dựng theo quy định. Trên cơ sở quy hoạch đƣợc công bố, cần tạo điều kiện và hƣớng dẫn cho nhân dân khi có nhu cầu xây dựng, cải tạo và sửa chữa nhà ở; đơn giản, công khai, minh bạch các thủ tục khi cấp phép xây dựng. Tổ chức cấp giấy phép xây dựng theo quy định; kiểm tra việc thực hiện công khai các thủ tục hành chính tại các cơ quan cấp dƣới; thực hiện cơ chế liên thông một cửa tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp.

Chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã ban hành quy chế phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm, triệt để các hành vi phạm; cƣơng quyết phá dỡ, tổ chức cƣỡng chế phá dỡ các công trình xây dựng không phép, sai quy hoạch, sai phép để răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm khác.

Chỉ đạo Sở Xây dựng nghiên cứu đề án tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng để trình UBND tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền; công bố công khai các thông tin về các dự án nhà ở đang thực hiện đầu tƣ xây dựng tại địa phƣơng; tổng số nhà ở khởi công theo dự án, tổng số nhà ở hoàn thành trong năm, tổng diện tích nhà ở theo dự án hoàn thành trong năm.

Xử lý trách nhiệm ngƣời đứng đầu các địa phƣơng, đơn vị gắn với việc nhận xét, đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên với việc chấp hành các quy định về quản lý trật tự đô thị, xây dựng nhà ở theo quy hoạch.

Yêu cầu Chủ tịch UBND xã, phƣờng, thị trấn kiện toàn lại đội ngũ làm công tác quản lý trật tự xây dựng của mình. Phân bổ, phân công lực lƣợng thƣờng xuyên tuần tra, kiểm tra từng khu vực trên địa bàn, giao trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính trong vòng 24 giờ sau khi xảy ra hành vi vi phạm, tham mƣu cho Chủ tịch UBND các xã, phƣờng, thị trấn ban hành kịp thời các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Để đảm bảo tính cƣơng quyết và hiệu quả trong lĩnh vực này. Các cơ quan chức năng, phòng chuyên môn các huyện, thành phố cần nghiên cứu việc áp dụng hình thức kiểm tra chéo địa bàn.

Chính sách phát triển thị trƣờng bất động sản: Để đảm bảo thị trƣờng bất động sản hoạt động tốt, hệ thống đăng ký, hệ thống pháp luật về giao dịch, về thế chấp và tịch thu thuế nợ phải hoàn chỉnh. Cơ sở hạ tầng của thị trƣờng từ sàn giao dịch, hệ thống thông tin, quảng cáo, hệ thống

tín dụng, hệ thống hòa giải và xét xử hoàn chỉnh; Phát triển trung tâm thông tin, cơ sở dữ liệu, dịch vụ tƣ vấn pháp luật, dịch vụ hỗ trợ tƣ pháp đối với các hoạt động của thị trƣờng bất động sản, phát triển hệ thống các văn phòng chi nhánh tại các địa phƣơng. Cơ quan quản lý nhà nƣớc giữ vai trò thẩm định tính chính xác của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và giám sát hoạt động của các tổ chức; Ban hành các quy định về đăng ký thông tin quảng cáo, giao dịch bất động sản; Các quy định, hƣớng dẫn cụ thể cho các loại hình giao dịch, xác định vai trò của hệ thống Ngân hàng là trung gian đảm bảo an toàn cho các giao dịch.

3.3.3 . Đối với Sở xây dựng

Sở Xây dựng sẽ tiếp tục chỉ đạo Lực lƣợng Thanh tra xây dựng chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tham mƣu cho UBND cấp phƣờng, cấp xã từng bƣớc xử lý dứt điểm các trƣờng hợp vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng, thực hiện các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả đối với các công trình vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố cao bằng (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)