địa bàn Thành phố Cao Bằng
Căn cứ vào thực trạng hệ thống hạ tầng đô thị của TP Cao Bằng hiện tại và yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời gian tới, mục tiêu phát triển đô thị là xây dựng tƣơng đối hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, kỹ thuật hiện đại, có môi trƣờng đô thị trong sạch, bảo đảm đô thị đƣợc phát triển ổn định, cân bằng, bền vững và trƣờng tồn, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện mục tiêu trên, cần quán triệt các quan điểm sau:
- Phát triển đô thị phải phù hợp với phân bố và trình độ phát triển lực lƣợng sản xuất. Vì vậy, xây dựng đô thị cần đi đôi với hình thành cơ sở kinh tế – kỹ thuật vững chắc, để đô thị trở thành “hạt nhân” hoặc “cực tăng trƣởng” thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố và các vùng theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phát triển và phân bố hợp lý các khu đô thị trên địa bàn TP, kết hợp chặt chẽ với quá trình đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển đô thị phải đi đôi với xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, trƣớc hết là kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
- Sự hình thành và phát triển đô thị phải bảo đảm tính ổn định, bền vững và trƣờng tồn, trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; hạn chế tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp vào việc phát triển đô thị; bảo vệ môi trƣờng và giữ gìn sinh thái đô thị; tổ chức hợp lý và khoa học các khu chức năng chủ yếu.
- Kết hợp chặt chẽ quá trình cải tạo với xây dựng mới các khu đô thị, bảo đảm kê thừa có chọn lọc các giá trị lịch sử và bản sắc văn hóa.
- Phát triển đô thị phải kết hợp với bảo đảm an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.
- Nghiên cứu áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào việc cải tạo, xây dựng và hiện đại hóa đô thị.
- Nắm vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển nền kinh tê nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc; tập trung xử lý dứt điểm những tồn tại lịch sử trong quản lý nhà đất; từng bƣớc lập lại trật tự, kỷ cƣơng; huy động mọi nguồn lực vào cải tạo và xây dựng đô thị.
3.1.3. Mục tiêu và định hướng quản lý xây dựng ở Thành phố Cao Bằng
Thực hiện mục tiêu phát triển đô thị theo nghị quyết Đảng bộ của tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII, nhằm từng bƣớc thực hiện quá trình cải tạo, xây dựng phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị chung của cả nƣớc. Mục tiêu tới năm 2021 thành phố Cao Bằng sẽ thành đô thị loại II.
Việc đầu tƣ xây dựng các tuyến đƣờng chính, khai thác hết tiềm năng sẽ làm thay đổi không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến đƣờng, các quỹ đất ven sông sau khi xây dựng cần đƣợc tổ chức khai thác hợp lý, đồng thời hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong khu vực cũng cần đƣợc khớp nối để nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, tạo lập cảnh quan đô thị.
Làm cơ sở quản lý và khai thác hiệu quả các quỹ đất nhằm kêu gọi thu hút vốn đầu tƣ phát triển đô thị trong giai đoạn mới.
Để đảm bảo sử dụng quỹ đất có hiệu quả, ổn định, đáp ứng đƣợc mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Cao Bằng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nhƣ sau:
- Đất ở tại đô thị: 784,86 ha, Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29 m2/ngƣời; tỷ lệ nhà kiên cố đạt 90%. - Đất trồng lúa có diện tích: 1.027,37 ha - Đất rừng phòng hộ: 283,54 ha - Đất trồng rừng sản xuất: 6,08 ha - Đất rừng sản xuất có diện tích: 4.588,00 ha - Đất quốc phòng có diện tích: 183,01 ha - Đất an ninh: 53,15 ha - Diện tích đất có di tích, danh thắng: 7,54 ha - Đất bãi thải, xử lý chất thải: 26,10 ha
- Đất cơ sở văn hóa: 221,95 ha
- Đất cơ sở y tế có diện tích: 22,66 ha - Đất chƣa sử dụng còn lại: 63.61 ha
- Diện tích đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng: 18,51 ha
Về chất lượng đô thị
- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 18- 20% trở lên
- Tỷ lệ dân cƣ đô thị đƣợc cấp nƣớc sạch và tiêu chuẩn cấp nƣớc đạt 80% và 100-120 lít/ngƣời/ngày đêm
- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nƣớc đạt 70-80% diện tích lƣu vực thoát nƣớc trong khu vực nội thị của các đô thị, 10-15% lƣợng nƣớc thải sinh hoạt đƣợc thu gom và xử lý; 90% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm. Các cơ sở gây ô nhiễm môi
trƣờng nghiêm trọng đƣợc xử lý đạt 95%. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nƣớc sạch dƣới 20%
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị, khu công nghiệp đƣợc thu gom và xử lý đạt 90%; 95% chất thải rắn y tế nguy hại đƣợc thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng.
- Tỷ lệ chiếu sáng đƣờng phố chính và khu nhà ở, ngõ xóm đạt 90-95%; - Đất cây xanh đô thị đạt 9-10 m2/ngƣời.
Quy hoạch và sử dụng đất
- Quy hoạch và sử dụng đất phải đảm bảo sử dụng thật tốt quỹ đất đai của thành phố phục vụ phát triển nền kinh tế của thành phố trong tƣơng lai, đảm bảo cho mục tiêu ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển xã hội trên địa bàn thành phố.
- Quy hoạch và sử dụng đất phải đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu đất của các ngành, để thực hiện định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2021 và những năm tiếp theo, trên quan điểm sử dụng toàn bộ quỹ đất của tỉnh một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao và bền vững.
- Quy hoạch và sử dụng đất phải đảm bảo ƣu tiên đất đai cho sản xuất, đảm bảo an ninh lƣơng thực của thành phố và phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đồng thời phải ƣu tiên đất cho xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khai thác khoáng sản, các khu du lịch, các trạm thuỷ điện nhỏ và việc mở rộng các khu đô thị mới, để nhanh chóng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn thành phố
- Quy hoạch và sử dụng đất phải đảm bảo độ che phủ thực vật của các hệ sinh thái bền vững. Phải đi đôi với việc bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt chú ý hạn chế tối thiểu tác động xấu đến môi trƣờng trong sử dụng đất, để công nghiệp hoá và đô thị hoá, nhất là ở các khu vực khai thác khoáng sản.
Ủy ban nhân dân thành phố sẽ chỉ đạo để thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc lập, xét duyệt và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, hoàn thành các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 đƣợc Chính phủ quyết định.
Sử dụng nguồn ngân sách cho các dự án hạ tầng đô thị thiết yếu; đẩy mạnh đầu tƣ theo hình thức đối tác công - tƣ (PPP); Xã hội hóa các dự án phát triển thƣơng mại, du lịch, dịch vụ, các khu đô thị mới, khu nhà ở mới: Thu hút đầu tƣ hấp dẫn, tạo quỹ đất sạch, ƣu đãi đầu tƣ.
Tăng cƣờng quản lý của chính quyền đô thị: Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nƣớc về quy hoạch và phát triển đô thị; tăng cƣờng lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đô thị; ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc theo quy hoạch; ban hành quy định về công nhận các tuyến phố văn minh đô thị…; Phát huy vai trò của cộng đồng dân cƣ trong thực hiện quy hoạch.