Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, phối hợp giữa các cơ quan liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố cao bằng (Trang 75)

quan liên quan trong quản lý trật tự xây dựng

Để thực hiện việc quản lý xây dựng phát triển đô thị theo hƣớng văn minh hiện đại - quản lý xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, xây dựng hoàn chỉnh Quy chế quản lý đô thị Thành phố Cao Bằng cho phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nƣớc. Quy chế này phải đƣợc triển khai học tập, phổ biến rộng rãi trong nhân dân và lấy ý kiến nhân dân để từng bƣớc bổ sung hoàn thiện. Xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp hoạt động, phân cấp rõ về trách nhiệm và quyền hạn giữa các phòng, ban chức năng với các xã, phƣờng trong quản lý trật tự đô thị và tổ chức tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn hóa đô thị.

Thành phố nên tổ chức đấu thầu để các đơn vị tƣ nhân tham gia công tác thu phí, không nên phân cấp cho phƣờng thu phí, bởi nhƣ vậy sẽ làm cho

bộ máy cồng kềnh, ngân sách nhà nƣớc lại phải “nuôi” thêm bộ phận không nhỏ phục vụ công tác này. Đồng thời, nguồn thu nên sử dụng vào việc duy tu, bảo dƣỡng, nâng cấp hạ tầng; cải tạo cảnh quan đô thị, trồng cây xanh hay các mục đích công cộng khác tại khu vực hay tuyến đƣờng tổ chức thu phí, để ngƣời dân thấy rõ hiệu quả, góp phần xây dựng Thành phố xanh - sạch - đẹp - văn minh.

Tạo sự gắn kết, phối hợp, vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị: Các sở, ban ngành, quận, huyện và các đơn vị để đẩy mạnh công tác triển khai các dự án có tính nhạy cảm, phức tạp, dự án khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng và tái định cƣ nhiều, đảm bảo tiến độ, chất lƣợng yêu cầu.

3.2.2. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng

Xây dựng đô thị có thể hiểu là làm cho hình thành một chỉnh thể đô thị theo một phƣơng hƣớng nhất định. Về công tác xây dựng và quản lý đô thị có thể thấy rằng, trong trƣờng hợp có quy hoạch tốt nhƣng xây dựng và quản lý đô thị không tốt thì quy hoạch không thể đi vào cuộc sống, không thể trở thành hiện thực. Hậu quả là mặc dù có quy hoạch tốt nhƣng đô thị vẫn phát triển thiếu kiểm soát, thậm chí là phát triển tự phát. Biểu hiện cụ thể là các nguồn lực phát triển đô thị sẽ bị phân tán, dàn trải, đầu tƣ thiếu hiệu quả; môi trƣờng và cảnh quan tự nhiên bị xâm hại; không gian đô thị và các công trình di tích không đƣợc bảo tồn và phát huy giá trị; bộ mặt đô thị nhếch nhác, môi trƣờng ô nhiễm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bị quá tải hoặc sử dụng thiếu hiệu quả. Ngƣợc lại, trong trƣờng hợp quy hoạch đô thị chƣa thật tốt nhƣng công tác xây dựng và quản lý làm tốt sẽ hạn chế đƣợc những điểm chƣa đúng với quy hoạch, sẽ có phản hồi hợp lý để làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.

Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý tại các đô thị có vai trò rất quan trọng. Với Cao Bằng thì đây là công việc có tầm quan trọng đặc biệt. Xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch, không ngừng đẩy mạnh vai trò công tác lập quy hoạch và nâng cao chất lƣợng quy hoạch. Trong quản lý

đô thị công tác quy hoạch phải đƣợc ƣu tiên đầu tƣ đi trƣớc một bƣớc, là tiền đề để định hƣớng và bảo đảm tính đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển cũng nhƣ cải tạo và chỉnh trang đô thị. Trƣớc mắt cần tập trung hoàn thiện quy hoạch phát triển đô thị Thành phố theo hƣớng đa tâm, quy hoạch sử dụng đất quy hoạch giao thông, quy hoạch cấp, thoát nƣớc, quy hoạch công viên, cây xanh,….song song với việc áp dụng các tiến bộ trong phát triển đô thị, quy hoạch không những phải đáp ứng yêu cầu cao về tạo dựng chất lƣợng không gian đô thị, mà còn phải đáp ứng tốt yêu cầu về dự báo gắn sát với thực tiễn và xu hƣớng phát triển của xã hội, thật sự trở thành nền tảng cho việc tạo dựng nguồn lực phát triển cho Thành phố.

Huy động các nguồn tài chính từ ngân sách, đặc biệt chú trọng việc đổi mới cơ chế, chính sách phát triển đô thị trong các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, nhà ở, quản lý khai thác sử dụng công trình đô thị, kết hợp với các chính sách phù hợp để huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, nội lực trong nhân dân, thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa đầu tƣ cho phát triển đô thị để tập trung đầu tƣ hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, nâng cao chất lƣợng, tiện nghi, môi trƣờng sống cho nhân dân Thành phố. Đặc biệt chú trọng đến các công trình hạ tầng về thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải, rác thải, giao thông, hệ thống chiếu sáng, cây xanh, các trƣờng học, các trung tâm hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các khu thƣơng mại...

Xây dựng và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chƣơng trình, kế hoạch, đề án về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị. Tập trung hoàn chỉnh quy hoạch chung các đô thị vệ tinh, thị trấn, thị tứ, quy hoạch xây dựng vùng; quy hoạch phân khu; quy hoạch chi tiết hai bên các tuyến đƣờng và các khu vực quan trọng; quy hoạch chuyên ngành; quy hoạch nông thôn mới; các quy chế, quy định quản lý quy hoạch - kiến trúc để làm cơ sở xây dựng và quản lý đô thị theo quy hoạch.

Hơn nữa, một trong những vấn đề cốt lõi nhằm ngăn chặn tiêu cực trong xây dựng là tăng cƣờng minh bạch hóa công tác quy hoạch theo quy hoạch và kế hoạch. Đẩy nhanh công khai, minh bạch các loại quy hoạch, từ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đến quy hoạch chi tiết, từ đó sớm triển khai công tác cắm mốc chỉ giới quy hoạch để cả các cơ quan quản lý nhà nƣớc và chính ngƣời dân có thể tham gia kiểm tra, giám sát đƣợc.

3.2.3. Tăng cường công tác quản lý cấp phép xây dựng

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố tồn tại dạng vi phạm trật tự xây dựng chính, gồm: Ngƣời dân xây dựng trên đất nông nghiệp; ngƣời dân xây dựng trên đất hợp pháp nhƣng chƣa có giấy phép, sẽ ra quyết định xử phạt và đình chỉ, yêu cầu lập thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng rồi mới cho tiếp tục xây dựng. Nhu cầu về nhà ở là có thật và chính đáng của ngƣời dân. Trong tình trạng công tác quản lý cấp phép xây dựng không đáp ứng đƣợc yêu cầu cho nên ngƣời dân buộc phải chấp nhận rủi ro xây nhà không phép, sai phép để đáp ứng chỗ ở. Thành phố cần lắng nghe sự góp ý và phản biện từ mọi thành phần xã hội, xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà hoạch định đô thị.

Muốn hạn chế xây dựng trái phép, trƣớc hết thủ tục cấp phép phải giải quyết tốt, nhanh hơn, ít phiền hà, bớt những thủ tục không cần thiết. Phải có giải pháp xử lý răn đe, nếu cần có thể khởi tố hình sự đối với các trƣờng hợp đầu nậu, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi, phân lô hạ tầng không hoàn chỉnh, có khi không có hạ tầng để ngƣời nghèo mua đất xây nhà không phép. Việc cấp phép xây dựng trực tuyến là một giải pháp hiệu quả để giúp ngƣời dân rút ngắn thời gian khi xin phép xây dựng.

Việc cấp giấy phép xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Bảo đảm các quy định về chỉ giới đƣờng đỏ, chỉ giới xây dựng; các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lƣợng, khu di sản văn hóa,

di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật;

- Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa phải đảm bảo mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hƣởng đến cảnh quan, môi trƣờng;

- Công trình sửa chữa, cải tạo không đƣợc làm ảnh hƣởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nƣớc, thoát nƣớc, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trƣờng, phòng, chống, cháy nổ;

- Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng, không làm ảnh hƣởng đến ngƣời sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh;

- Khi xây dựng, cải tạo hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng;

3.2.4. Nhóm giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ của cán bộ thực hiện công tác quản lý xây dựng phát triển đô thị. trình độ của cán bộ thực hiện công tác quản lý xây dựng phát triển đô thị.

Thanh tra Xây dựng, Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thành phố, cán bộ đƣợc phân công làm công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phải có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc xử lý vi phạm của của địa phƣơng; phát hiện kịp thời những trƣờng hợp bị bỏ sót sau 5 ngày kể từ ngày có xảy ra hành vi vi phạm, tham mƣu cho Chủ tịch UBND thành phố xử phạt hành chính đối với các trƣờng hợp này. Kiểm tra, giám sát trong tất cả các giai đoạn từ khảo sát xây dựng, thiết kế thi công, xây lắp công trình (giám sát chủ đầu tƣ, giám sát tƣ vấn, giám sát cộng đồng…).

Trong công tác quản lý trật tự xây dựng, lực lƣợng Thanh tra xây dựng đóng vai trò hạt nhân, nòng cốt trong việc kiểm tra, phát hiện và thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm. Lực lƣợng thanh tra phải thƣờng xuyên, phát hiện xử lý kịp thời những sai phạm. Lực lƣợng thanh tra phải có chuyên môn nghiệp vụ

vững vàng, tƣ tƣởng đạo đức tốt. Trọng dụng ngƣời có tài năng kịp thời có hình thức xử lý nhƣ là thuyên chuyển, đƣa ra khỏi ngành những cán bộ vi phạm, thoái hóa về đạo đức. Mạnh dạn xây dựng cơ chế đƣa ra khỏi bộ máy những cán bộ công chức không đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng với nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị. Thành lập lại lực lƣợng Thanh tra quận, huyện, xã, phƣờng. Đây là lực lƣợng tinh nhuệ, bám sát địa bàn để xử lý nhanh nhậy các trƣờng hợp vi phạm xây dựng trật tự đô thị, là tai mắt của ngành xây dựng trong lĩnh vực đảm bảo trật tự xây dự

ỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, mà cụ thể tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị

Cần đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới tƣ duy trong quản lý nhà nƣớc về đô thị đi đôi với việc nâng cao phẩm chất, năng lực và trình độ cán bộ quản lý đô thị các cấp. Tăng cƣờng phân cấp quản lý đô thị, nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng, tổ chức bộ máy tinh giản, gọn nhẹ nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực quản lý. Củng cố kiện toàn bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công chức Phòng quản lý đô thị, bổ sung lực lƣợng. Thanh tra xây dựng và chính quyền cấp xã cần tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý vi phạm ngay từ khi mới phát sinh.

Đồng thời, làm tốt công tác quản lý cán bộ; tăng cƣờng bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tăng thẩm quyền, đầu tƣ cơ sở vật chất để các lực lƣợng làm công tác quản lý trật tự xây dựng đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. Kịp thời khen thƣởng các tập thể, cá nhân có thành tích, đi đôi với kiểm điểm, xử lý tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ, buông lỏng quản lý, bao che, dung túng cho hành vi vi phạm trật tự xây dựng; tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính, bảo đảm trong sạch đội ngũ công chức làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị.

Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ bằng nhiều hình thức phù hợp với thực tế trình độ, kinh nghiệm và kiến thức. Trƣớc mắt cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý đô thị cho đội ngũ cán bộ công chức các Phòng quản lý đô thị, Đội Thanh tra xây dựng và Quản lý trật tự đô thị, Tổ quản lý trật tự đô thị các phƣờng, xã. Trang bị cho công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp những kiến thức cơ bản về quản lý đô thị, kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và thực thi các nhiệm vụ quản lý quy hoạch đô thị, đầu tƣ xây dựng và quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng đô thị; quản lý phát triển và sử dụng đất đô thị; quản lý tài chính đô thị; quản lý môi trƣờng, kiến trúc - cảnh quan đô thị; quản lý nhà ở và thị trƣờng bất động sản. Chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp đƣợc xây dựng cho từng đối tƣợng cụ thể. Nội dung bồi dƣỡng phải đảm bảo cơ bản, nâng cao, hệ thống, toàn diện, tiên tiến, thiết thực và có cấu trúc hợp lý phù hợp với từng đối tƣợng, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về quản lý xây dựng và phát triển đô thị; Chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng công chức lãnh đạo Ủy ban nhân dân đô thị các cấp tập trung vào việc trang bị kiến thức cơ bản; nâng cao năng lực quản lý và phƣơng pháp xử lý, giải quyết các tình huống trong quản lý xây dựng và phát triển đô thị, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh; nâng cao kiến thức; chú trọng kỹ năng và phƣơng pháp xử lý tình huống để giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn và tham mƣu cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp về xây dựng và phát triển đô thị.

Công tác tuyên truyền vận động

Tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về trật tự, kỷ cƣơng trong xây dựng. Đây là giải pháp trọng tâm, then chốt. Công tác tuyên truyền có hiệu quả sẽ góp phần hạn chế việc phát sinh các vi phạm trật tự xây dựng, giảm áp lực giải quyết cho các cơ quan chức năng và giảm thiệt hại về vật chất cho xã hội. Do đó việc tuyên truyền phải đƣợc thƣờng xuyên, liên tục. Hình thức cần đa dạng, phong phú. Nội dung cần tập

trung vào việc công bố quy hoạch, các quy định về việc cấp phép, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tƣ khi tiến hành xây dựng công trình, việc xử lý vi phạm của các cấp có thẩm quyền,..

Tuyên truyền phổ biến pháp luật, tăng cƣờng củng cố bộ máy quản lý. Xác định việc xây dựng và duy trì chất lƣợng đô thị bền vững phụ thuộc một phần quan trọng trong ý thức của ngƣời dân thực hiện nếp sống văn hóa đô thị. Vì vậy phải làm tốt công tác tuyên truyền về xây dựng nếp sống văn hóa đô thị và ý thức về trật tự đô thị, để ngƣời dân thực hiện nếp sống văn hóa đô thị trong mọi hoạt động nhƣ văn hóa trong xây dựng, cải tạo nhà cửa, văn hóa trong kinh doanh, buôn bán, bày bán hàng hoá, văn hóa trong giữ gìn, bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố cao bằng (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)