LỄ HỘI ĂN TRÂU CỦA NGƯỜI COR

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 6 pot (Trang 89 - 91)

II. LỄ HỘI CỔ TRUYỀN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

2. LỄ HỘI ĂN TRÂU

2.2. LỄ HỘI ĂN TRÂU CỦA NGƯỜI COR

Lễ hội ăn trâu của người Cor có tên gọi là xá kapiêu (xá = ăn; kapiêu = trâu),

thường diễn ra vào tháng 3 - 4 Âm lịch. Cũng như người Hrê, thời gian chính thức

diễn ra lễ ăn trâu, ngoài sự chuẩn bị của gia ñình còn tùy thuộc vào quẻ bói của

thầy cúng.

Khảo sát lễ hội ăn trâu của người Cor có thể thấy, về mục ñích, ý nghĩa, các loại lễ vật, cách chọn lựa con trâu hiến tế..., thì lễ hội ăn trâu của người Cor tương tự

như lễ hội ăn trâu của người Hrê. Riêng trong trình tự lễ hội, thì lễ hội ăn trâu của

người Cor có nhiều khác biệt so với lễ hội ăn trâu của người Hrê. Nếu như người

Hrê chỉ cần thời gian khoảng một hai ngày là có thể làm và dựng xong cây nêu thì người Cor phải mất hàng tháng trời ñể làm cây nêu và các gu vla, gu tum với hơn vài trăm công làm. Cây nêu dùng trong lễ ăn trâu của người Cor không phải bằng tre mà bằng gỗ, cao ñến 14 - 15m, có nhiều hoa văn họa tiết tinh tế (10).

Thời gian chính hội của lễ hội ăn trâu của người Cor thường là 3 ngày (người

Hrê thường chỉ có một ngày chính). Vào buổi chiều ngày thứ nhất, người ta làm lễ

cúng thần Ma Huýt - thần cai quản nương rẫy và giữ hạt giống bằng một con heo

lớn và một ché rượu to, bên hố cây nêu mới ñào. Trong lúc thầy cúng khấn mời thần linh thì một người ăn mặc rách rưới ñóng giả tà ma chạy quanh làng xóm. Toàn bộ những người tham gia dự lễ chạy ñuổi theo với những tiếng hò la vang dậy. Khi "tà ma" ñã bị "bắt" và "tà ma" ñã hứa không quấy nhiễu dân làng, không

phá hoại mùa màng và súc vật nữa, thì buổi lễ ñuổi tà ma kết thúc. Buổi tối, mọi

người trong làng quây quần bên ñống củi cháy, ñánh chiêng, múa cà ñáo, hát xà ru, a giới... và uống rượu.

Bước vào ngày thứ hai, ngay từ sáng sớm mọi người bắt ñầu làm lễ dựng nêu.

Tham gia lễ dựng nêu có thầy cúng, những già làng, cùng ñông ñảo phụ nữ, thanh

niên, ñội chiêng và ñội múa cà ñáo. Sau khi thầy cúng làm lễ xin dựng nêu xong,

mọi người bắt ñầu dựng cây nêu. Lúc cây nêu ñược dựng xong thì thầy cúng và

những thành viên trong gia ñình lại tiếp tục thực hiện nghi lễ cúng thần cây nêu và

và cũng là ñể báo cho dân làng biết trâu ñã buộc vào gốc nêu ñể họ ñến tham dự

hội. Các thiếu nữ Cor ăn mặc lễ phục truyền thống, áo trắng, váy xanh, chít khăn

ñỏ, ñầu cài tua ñỏ, cổ, tay, chân ñeo vòng cườm, thắt lưng ñeo lục lạc, múa dịu dàng quanh con trâu và cây nêu. Các chàng trai mang khố lễ, khoác khăn choàng hòa tấu chiêng, trống. Các cô gái vừa múa, vừa lấy ống tre ñựng nước thiêng ở suối hắt lên mình trâu và cây cột lễ làm phép. Sau khi nghi thức làm phép này thực hiện xong, các thành viên trong gia ñình và ñội múa cà ñáo bắt ñầu mời rượu thầy cúng, các già làng và toàn bộ những người tham dự hội. Mọi người bắt ñầu múa chiêng,

múa cà ñáo, hát... vòng quanh con trâu và cây nêu. Cứ thế họ vừa hát xà ru, a giới,

ca lu..., vừa múa, vừa uống rượu cùng con trâu và cây cột lễ ñến tận nửa ñêm. Từ

sau nửa ñêm, con trai con gái trong làng tản ñi khắp nơi trò chuyện, tìm hiểu nhau, nhiều mối tình nảy nở sau ñêm dự hội này.

Vào ngày thứ ba, lúc trời còn mờ sáng, thầy cúng và các thành viên trong gia ñình mặc các bộ y phục truyền thống của người Cor tiến hành nghi lễ cúng trong

nhà ñể mời gọi các thần linh và tổ tiên về chứng kiến lễ ăn trâu của gia ñình. ðoàn

người ñi từ trong nhà ra sân rồi vòng quanh con trâu và cây nêu, xong lại vòng vào

trong nhà, nơi có treo gu vla, gu tum. Cứ thế ñến 9 lần. Cùng ñi vòng với tốp người

là ñội chiêng trống. Khi ñã xong lần thứ 9, họ bắt ñầu làm lễ bên con trâu. Người

chủ gia ñình cho trâu ăn những ngọn cỏ ñoak cuối cùng, nói với trâu những lời từ

biệt và những ñiều ước vọng của mình về sức khỏe, hạnh phúc, ñể khi về với thế

giới bên kia, linh hồn con trâu có thể "truyền ñạt" lại với các ñấng thần linh. Vì thế, trong lễ hiến sinh, con trâu vừa là vật hiến sinh, vừa là "sứ giả" của con người. Nó

là chiếc cầu nối giữa con người với thánh thần. Khi thầy cúng lắc những vòng lục

lạc mời gọi thần linh chứng kiến thì người ñàn ông chủ gia ñình bắt ñầu ñâm phép con trâu. Nhát ñâm phép vừa xong lập tức các mũi giáo, mác của các chàng trai ñâm mạnh vào bụng trâu, vai trâu, cổ trâu... cho ñến khi trâu ngã xuống. Nếu trâu ngã xuống mà ñầu quay về phía ngôi nhà thì ñấy là ñiềm tốt lành cho gia ñình.

Sau khi ñâm trâu xong, cũng như người Hrê, mọi người bắt ñầu cắt lấy những bộ

phận của trâu, mỗi thứ một ít, ñể vào rổ cúng và thầy cúng cùng các thành viên

trong gia ñình bắt ñầu tiếp tục thực hiện các nghi lễ cúng máng nước, cúng trong

nhà, cúng ngã ba ñường... bằng các con vật hiến sinh khác là heo, gà.

Trong lúc thầy cúng và các thành viên trong gia ñình thực hiện các nghi lễ cúng

thần, những người khác bắt ñầu xẻ thịt trâu. ðầu trâu cũng ñược ñể dành trên ñàn

cúng. Các phần còn lại ñược ñem nấu nướng. Cách tổ chức nấu nướng, các món ăn ñược chế biến từ thịt heo, thịt trâu, cách chiêu ñãi họ hàng, làng xóm, cách ăn uống... của người Cor cũng giống như của người Hrê. Món ăn ñược nấu từ bộ lòng con trâu như gan, tim, thận... và cả huyết luôn là món cúng thần, và chỉ có người trong gia ñình mới ñược ăn các món ăn này.

Hàng vài chục mâm thịt trâu, thịt heo cùng cơm lúa rẫy, rượu cần, rượu ñế, bánh sẽ ñược dùng chiêu ñãi họ hàng, khách khứa. Khi ñã ăn uống no say, mọi người lại bắt ñầu chơi chiêng, trống, các loại nhạc cụ truyền thống, múa hát, kể chuyện...

Buổi ăn trâu thường bắt ñầu khoảng giữa trưa, và kết thúc vào tận nửa ñêm, và cùng với nó là những sinh hoạt văn nghệ dân gian.

Sang ngày thứ tư là lễ ăn ñầu trâu. Mọi nghi lễ và sinh hoạt văn nghệ tương tự

như ngày lễ ăn ñầu trâu của người Hrê, nhưng số người tham gia ít hơn những ngày chính lễ, vì chỉ có bà con trong dòng họ và các thành viên trong gia ñình tham dự.

Ngày hôm sau, gia ñình và ñại diện các gia ñình tham gia ăn trâu ñi phát rẫy

phép. Và người Cor cũng kiêng cữ trong suốt 3 ngày sau khi lễ ăn trâu kết thúc.

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 6 pot (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)