I. LỄ HỘI CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI VIỆT 1 L Ễ TẾT
1.1. TẾT NGUYÊN ð ÁN
Tết Nguyên đán bắt đầu một năm mới, thể hiện nhiều nét văn hố độc đáo của
dân tộc, đồng thời cũng là lễ tết quan trọng nhất, lớn nhất của người Việt ở trong
nước, trong đĩ cĩ Quảng Ngãi. Tết Nguyên đán là tết của từng gia đình, cũng là tết của làng xĩm, cộng đồng.
Từ tháng Chạp mọi gia đình đều đã bắt đầu lo đĩn Tết, như chuẩn bị quần áo
mới cho con cái, làm bánh mứt, trang hồng nhà cửa, sắm sanh các vật dụng trong nhà, trả nợ, tảo mộ ơng bà, giẫy mả... Cách đây vài chục năm về trước, ở nơng thơn
Quảng Ngãi, mỗi dịp Tết đến nhà nhà đều làm mứt gừng, bánh thuẫn, bánh in, đặc
biệt là bánh nổ bằng nếp (bánh miếng, hoặc bánh cây); tiếng đĩng bánh nổ làm rộn
vang cả làng xĩm. Ngồi việc lo chuyện nhà, thu xếp chuyện đồng áng, mọi người
cịn lo việc làng, như: dọn dẹp vệ sinh đường sá, quét dọn, sơn sửa đình làng, chùa
chiền, dinh miếu... Từ sau ngày rằm tháng Chạp, nhiều nhà cúng tất niên. ðến
ngày 23 tháng Chạp, các gia đình làm lễ cúng ơng Táo và tiễn đưa ơng Táo về trời.
CHƯƠNG
Vào các ngày 28, 29 Tết, nhà nhà đều làm bánh tét, mổ heo gà, trưng mâm ngũ quả, hoa, cây kiểng, đặc biệt là hoa mai (và hiện nay thường cịn cĩ thêm cây quất)... Ở nơng thơn thì chủ yếu là trồng bơng vạn thọ vào dịp Tết với sự cầu mong
sống lâu, tuổi thọ. Ngày nay, mỗi dịp Tết đến, ngay từ khoảng 20 tháng Chạp cĩ
nhiều chợ hoa mở ra dọc các thị trấn trong tỉnh, như Châu Ổ, Sơng Vệ, Mộ ðức,
ðức Phổ, Chợ Chùa..., đặc biệt là chợ hoa xuân ở thành phố Quảng Ngãi. Nhiều
gia đình, trong nhiều năm lại đây, cịn chú trọng đến việc mua báo Tết.
Cứ đến ngày 30 Tết (hay 29 Tết nếu tháng Chạp thiếu), các gia đình làm lễ cúng rước ơng bà, cúng Thổ cơng, cúng ngồi sân... Mấy chục năm về trước, nhà nào
cũng dựng một cây nêu bằng tre trước nhà (mùng bảy Tết làm lễ hạ nêu, tức vào
dịp Lễ Khai hạ). Ở các dinh miếu, đình, đền vào ngày 30 Tết cũng làm lễ dựng nêu
(hiện nay ở Lý Sơn tục này vẫn cịn giữ). Một vài nơi, ngồi cây nêu chính dựng trước sân cịn cĩ cây nêu nhỏ dựng ngồi ngõ, và cắm lá đùng đình với ý nghĩa trừ tà, xua ma quỷ.
Vào đêm Giao thừa, cả nhà cúng mừng tuổi ơng bà. Ngày trước mỗi nhà đều đốt
pháo (nổ) vào lúc Giao thừa, để "tống cựu, nghinh tân", "khai phương, khai tịch",
nhưng từ năm 1995 Nhà nước đã cấm đốt pháo. Giờ đây mỗi năm, vào lúc Giao
thừa, trong tỉnh chỉ cĩ một đến hai điểm cĩ bắn pháo hoa (thường là một điểm ở thành phố, cịn một điểm khác thì mỗi năm cĩ thay đổi). Sau khoảnh khắc Giao
thừa, nhiều nơi cịn giữ tục khơng ai được ra khỏi nhà, cũng khơng được quét nhà;
cịn giữ tục xơng nhà, tục chọn hướng xuất hành.
Sáng sớm ngày mùng một Tết, nhiều người vào chùa hoặc đình, đền lễ Phật, lễ
Thánh, hoặc vào nghĩa trang thắp hương cho liệt sĩ và những người quá cố khác.
Sau đĩ mọi người về nhà thờ tộc họ, nhà thờ tiền hiền để làm lễ mừng tuổi ơng bà,
tiên tổ. Sau các lễ thức này mọi người đi chúc Tết lẫn nhau. Thường là mọi người đều đi chúc Tết theo thứ bậc trong gia đình tộc họ, lẫn thứ bậc ngồi xã hội, như đến nhà nội rồi đến nhà ngoại; đến chúc Tết thầy (Mùng Một Tết cha, mùng Hai
Tết mẹ, mùng Ba Tết thầy - cĩ thể là thầy dạy chữ, thầy dạy nghề, cả thầy thuốc..),
rồi mới đến chúc Tết sui gia, ơng mai, bà mối, bạn bè, đồng nghiệp... Mấy năm lại đây, Uỷ ban nhân dân các cấp cịn tổ chức cho cán bộ lãnh đạo các ngành và nhân dân cứ vào sáng sớm mùng Một Tết lại tập trung trước sân trụ sở Ủy ban nhân dân làm lễ chào cờ và nghe Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt lãnh đạo địa phương chúc Tết.
Hiện nay vào dịp Tết, nhất là vào ngày mùng Một, để tránh những điều xúi quẩy
cĩ thể xảy ra trong năm, nhiều người cịn giữ các điều kiêng kỵ, như khơng được
làm đổ, bể một cái gì, kiêng quét nhà, kiêng chửi mắng, đánh đập con cái; kiêng
nĩi những câu cĩ từ chết chĩc, hoặc xúi quẩy; kiêng khĩc lĩc, rên rỉ; kiêng cho vay; kiêng gặp "đàn bà" trong lúc xuất hành; kiêng "những người khơng hợp tuổi", hoặc thường xuyên đau ốm, hay gặp rủi ro, cĩ tang... xơng nhà, xơng đất đầu năm, vv.
Vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều người cũng cịn giữ tục khai xuân, như khai bút đầu năm, mở hàng đầu năm (giới buơn bán), làm lễ xuống nghề (những người làm ngư nghiệp), làm lễ động thổ (những người làm nơng nghiệp), "lì xì" cho con
cháu... Các hình thức vui chơi, giải trí trong dịp Tết cũng được nhiều nơi tổ chức,
như diễn văn nghệ, đua thuyền (2), thi lắc thúng, chơi bài chịi (trên 9 chịi), bài chịi chiếu...(3), các hội vui xuân, gồm thả vịng, thả bĩng vào rổ, vào chai, bầu cua... Trẻ
em ở thành phố, thị trấn nhiều nơi cịn cĩ đu quay, phi ngựa, chạy xe điện... Cách
đây chừng vài chục năm về trước, vào dịp Tết ở những làng quê cịn cĩ diễn xướng sắc bùa (4), hát bội, dồi bịng (ở Lý Sơn), chơi lơ tơ, chơi tứ sắc, đánh bạc, xĩc đĩa..., nhưng nay các hình thức sinh hoạt này cịn rất thưa thớt. Ở các cơ sở tín ngưỡng, như đình làng, dinh miếu, chùa chiền, nhà thờ tộc họ, trong ba ngày Tết liên tục diễn ra lễ tế tạ ơn thần linh, Phật, các bậc tiền hiền, hậu hiền... Ở Lý Sơn, người dân địa phương vẫn cịn giữ tục rước sắc thần, các lăng miếu khơng được dùng trống lớn, chỉ khi nào làng làm xong lễ động thổ, thì các dinh miếu, nhà thờ tộc họ mới được dùng trống lớn (5).
Nhìn một cách tổng thể về lễ hội truyền thống của người Việt trong cả nước nĩi
chung, người Việt ở Quảng Ngãi nĩi riêng, thì Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất,
quan trọng nhất, phong phú về nội dung lẫn hình thức, chứa đựng nhiều giá trị văn
hĩa, đạo đức, nhân văn. Theo chu kỳ vận hành của vũ trụ, Tết Nguyên đán thể hiện
sự hịa điệu giữa đất trời và con người, là thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang
năm mới (nguyên cĩ nghĩa là khởi đầu; đán cĩ nghĩa là ban mai). Tết Nguyên đán
cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xĩm nghỉ ngơi, sum họp, vui vầy, hĩa giải
những bất đồng, thêm đồn kết, gắn bĩ; là dịp tưởng nhớ và tri ân tổ tiên theo đạo
lý "uống nước nhớ nguồn", vốn là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam; là
dịp thể hiện lịng biết ơn đối với các bậc sinh thành, dưỡng dục...