Giải pháp thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 110 - 115)

- Hợp tác quốc tế

6 Trung tâm Ứng dụng KTHN 4 28 37 1 83 7Trung tâm Đào tạo hạt nhân0

3.2.10. Giải pháp thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ

triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ

Hoạt động thanh tra, kiểm tra chỉ mới thể hiện rõ trong việc thanh tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng pháp luật về hoạt động

KHCN, đảm bảo an toàn bức xạ, sử dụng nguồn kinh phí được nhà nước cấp, kết quả thực hiện các nhiệm vụ KHCN mà chưa thật sự quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực.

Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và khẳng định trách nhiệm, vai trò của ngành trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; Viện NLNT VN cần đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho từng loại hình đào tạo cho các đơn vị trực thuộc hàng năm. Trong thời gian thực hiện, triển khai cần kiểm tra kết quả thực tế, đánh giá những khó khăn vướng mắc và tìm ra hướng giải quyết cho phù hợp để đảm bảo được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực KHCN có chất lượng tại Viện. Bên cạnh đó cũng cần có những chế tài đối với các đơn vị trong việc không nghiêm túc thực hiện các quy định, quy chế về phát triển nguồn nhân lực chẳng hạn như cắt chỉ tiêu tuyển dụng hàng năm.

Tiểu kết Chƣơng 3

Dựa trên thực trạng về nguồn nhân lực khoa học công nghệ tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam được trình bày ở Chương 2; và trên cơ sở vận dụng các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ nói chung và phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nói riêng. Chương này tác giả đã đưa ra 10 giải pháp trong quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ lĩnh vực năng lực nguyên tử nhằm thúc đẩy, nâng cao số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, như sau:

Giải pháp từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho ngành năng lượng nguyên tử. Giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Giải pháp đảm bảo nguồn lực cho đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ. Giải pháp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Giải pháp thu hút nhân tài và sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Giải pháp đẩy mạnh việc chuyển giao tri thức hiệu quả cho các cán bộ khoa học công nghệ trẻ. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các nhóm nghiên cứu ưu tiên. Giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế cùng nghiên cứu. Giải pháp xã hội hoá phát triển nguồn nhân lực KHCN. Giải pháp thanh tra, kiểm tra trong QLNN về phát triển nguồn nhân lực KHCN.

KẾT LUẬN

Luận văn “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam” đã đạt được một sốkết quả như sau:

Thứ nhất, tác giả đãhệ thống hoá các kiến thức quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; đặc điểm, sự cần thiết của việc phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Mặt khác, tác giả cũng đã tổng quan nghiên cứu tình hình ở các nước như: Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc về các chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và từ đó rút ra những kinh nghiệm, những bài học cho Việt Nam trong hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực.

Thứ hai, sau khi điểm qua quá trình hình thành và phát triển của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, phân tích thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ và hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nhân lực khoa học công nghệ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tác giả đã rút ra được những tồn tại, hạn chế. Ngoài ra, tác giả đã tìm ra nguyên nhân vì sao quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam lại gặp khó khăn như: chính sách đối với nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử còn mang tính riêng lẻ, chưa có tính hệ thống; nhiều chính sách thúc đẩy đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử mang tính tuyên ngôn và mới được quy định về mặt nguyên tắc nên Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế, …

Thứ ba, từ thực trạng và nguyên nhân trên trong quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở lĩnh vực năng lượng nguyên tử tác giả đã đưa ra một số giải pháp như: Giải pháp từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho ngành năng lượng nguyên tử; giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; giải pháp đảm bảo nguồn lực cho đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ; giải pháp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học công nghệ; giải pháp thu hút nhân tài và sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; giải pháp đẩy mạnh việc chuyển giao tri thức hiệu quả cho các cán bộ khoa học công nghệ trẻ; giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các nhóm nghiên cứu ưu tiên; giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế cùng nghiên cứu; giải pháp xã hội hoá phát triển nguồn nhân lực KHCN; giải pháp thanh tra, kiểm tra trong QLNN về phát triển nguồn nhân lực KHCN. Từ đó nâng cao vai trò quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)