- Hợp tác quốc tế
8 nhân trong CN 33 30 30 30 219 21 Khối cơ quan Viện NLNT
2.3.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ năng lượng nguyên tử
nguyên tử
Với nhận thức việc quản lý, chia sẻ và chuyển giao tri thức là rất cần thiết cho sự sống còn của một tổ chức khoa học, trong nhiều năm qua Viện NLNT VN đã tổ chức triển khai thực hiện tốt, kịp thời các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Bộ KH&CN thể hiện qua các hoạt động như: Tổ chức các lớp đào tạo chuyên ngành NLNT về an toàn bức xạ, an toàn ĐHN, chu trình nhiên liệu, thủy nhiệt lò phản ứng, ứng phó sự cố bức xạ, quan trắc phóng xạ môi trường, …. Sách và tài liệu về lĩnh vực NLNT chưa có nhiều nên giảng viên phải tự biên soạn, biên dịch từ một số sách, giáo trình
của nước ngoài. Những tài liệu này đều được Hội đồng Khoa học, công nghệ & Đào tạo của Viện và Hội đồng Khoa học thẩm định, phê duyệt.
Tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học: Hội thảo khoa học trong quá trình thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; hội thảo về các hướng nghiên cứu triển khai mới; hội thảo của các cán bộ viên chức đi học tập ở nước ngoài về; hội thảo của các chuyên gia nước ngoài đến thăm và làm việc tại các đơn vị trực thuộc Viện, ....
Bắt đầu hình thành các nhóm nghiên cứu ưu tiên về: Công nghệ Lò phản ứng, Vật lý hạt nhân; An toàn bức xạ; Nhóm Quan trắc, đánh giá tác động phóng xạ môi trường; Quản lý và xử lý thải phóng xạ; Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp; Điện tử hạt nhân, Đo lường và Điều khiển Lò phản ứng; Nghiên cứu và Điều chế đồng vị phóng xạ; Nghiên cứu và Điều chế KIT & hợp chất đánh dấu; Nghiên cứu quá trình môi trường.
Thiết lập trang web để tạo điều kiện chia sẻ thông tin và kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hạt nhân.
Trong nước, Viện cũng đã ký kết đào tạo với 5 trường đại học trong nước trong lĩnh vực NLNT như: Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Trường Đại học Đà Lạt và Ban Đề án 1558.
Tuy nhiên, từ nhận thức, định hướng đi đến thực hành có hiệu quả lại là một bước khá xa.
Một số lớp học tổ chức lặp đi lặp, nội dung không thay đổi, gây nên sự nhàm chán, số lượng học viên trong Viện tham gia ít vì đã học qua các lớp này rồi. Lớp học không đủ học viên phải chiêu sinh từ các cơ sở hạt nhân bên ngoài, điều này dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực trong Viện không được nâng cao, kết quả đào tạo không hiệu quả. Hoặc cùng một chương trình, một
nội dung đào tạo vừa mở phía Nam vừa mở phía Bắc dẫn đến số học viên tham gia rời rạc, dàn trải, gây mất hứng thú cho lớp học cũng như giảng viên.
Các hội thảo vẫn mang tính hình thức, bắt buộc và thụ động từ phía người nghe. Báo cáo viên, người trình bày chưa cuốn hút, khả năng truyền đạt chưa tốt, nội dung chưa phong phú, … và đôi khi trình độ tiếng Anh của người nghe còn hạn chế.
Các nhóm nghiên cứu ưu tiên chưa thật sự phát huy được tầm quan trọng của mình. Nhóm trưởng, chuyên gia đầu đàn chưa thật sự nhiệt tình, tâm huyết. Khả năng làm việc nhóm còn k m.
Trang web để tra cứu, cung cấp thông tin nhưng vẫn còn nghèo nàn, khó tìm kiếm dữ liệu cần thiết, thiết kế chưa khoa học.
Một số cán bộ trẻ tự tìm các chương trình, khoá đào tạo ở nước ngoài, đã trải qua các cuộc phỏng vấn nhưng đến khi làm hồ sơ xin đi đào tạo lại vướng mắc những khó khăn dạng như “phép vua thua lệ làng” làm giảm đi niềm tin cũng như nhiệt huyết của cán bộ trẻ.
Viện luôn muốn cán bộ trẻ phải nâng cao trình độ nhưng lại chưa thật sự tạo điều kiện cho nguồn nhân lực trẻ phát triển, như: chưa giảm áp lực/giảm tải công việc, chưa tạo điều kiện về thời gian, chưa có quy chế hỗ trợ kinh phí đào tạo, …
Gần đây, ngày 14/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2013/NĐ-CP quy định “Chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực NLNT” [7], nhưng đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện, vì thế những cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài từ 1 tháng trở lên vẫn phải chịu quy định cũ đó là chỉ được nhận 40% lương cơ bản.
2.3.5. Hợp tác quốc tế
Thực hiện các chính sách của Đảng và chủ trương của Nhà nước, Viện NLNT VN cũng đã tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
NLNT, đặc biệt là với các nước có nền KHCN, công nghiệp hạt nhân tiên tiến; chú trọng xây dựng và củng cố các quan hệ hợp tác mang tính chiến lược, lâu dài; coi đây là một nguồn lực quan trọng để đảm bảo thực hiện thành công.
Viện đã có các hợp tác song phương và đa phương với một số quốc gia bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pháp, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, … để tranh thủ nguồn lực các nước trong việc chia sẻ và chuyển giao tri thức cũng như tăng cường các trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, triển khai và đào tạo phát triển nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT.
Viện cũng hợp tác đào tạo nhân lực KHCN với hơn 16 tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực NLNT ở nước ngoài: Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Diễn đàn hợp tác hạt nhân Châu Á, Công ty Phát triển Năng lượng nguyên tử Quốc tế Nhật Bản, Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi - Nhật Bản, Tập đoàn Toshiba - Nhật Bản, Công ty Westinghouse - Hoa Kỳ, Viện Nghiên cứu nhà máy ĐHN Slovakia, Viện Năng lượng nguyên tử Hàn Quốc.