Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 36 - 38)

- Hợp tác phải bảo đảm và kiểm soát được rằng các hoạt động nghiên cứu, phát triển và sử dụng NLNT của Việt Nam là vì mục đích hòa bình, không

1.2.8. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

- Tổ chức bộ máy quản lý năng lượng nguyên tử từ trung ương đến địa phương.

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, cơ chế, chính sách về năng lượng nguyên tử. - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về năng lượng nguyên tử.

- Tổ chức, quản lý công tác thẩm định, giám định, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu các quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, công trình phục vụ phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh.

- Tổ chức, chỉ đạo thống nhất quản lý các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; quản lý chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân, công tác bảo đảm an toàn, an ninh, thanh sát hạt nhân, ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt

nhân

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về năng lượng nguyên tử; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về năng lượng nguyên tử. - Tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực năng lượng nguyên tử.

- Tổ chức, quản lý HTQT về năng lượng nguyên tử.

- Tổ chức, chỉ đạo công tác thống kê, thông tin về năng lượng nguyên tử. - Tổ chức, chỉ đạo công tác và quản lý hoạt động thông tin tuyên truyền về N năng lượng nguyên tử.

Theo “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, nhân lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực NLNT đến năm 2020” của Bộ KH&CN trình Thủ tướng Chính phủ vào ngày 20/9/2014 [3], nhân lực NLNT được chia thành 03 nhóm là:

- Nhân lực NLNT trong cơ quan quản lý nhà nước và pháp quy hạt nhân; - Nhân lực NLNT trong nghiên cứu - triển khai, hỗ trợ kỹ thuật ĐHN; - Nhân lực NLNT trong các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng.

Nguồn nhân lực NLNT là một bộ phận cấu thành nguồn nhân lực KHCN, vì vậy cũng có thể được phân loại như sau:

QLNN còn theo lĩnh vực chuyên môn có 42 chuyên môn/công việc khác nhau trong lĩnh vực NLNT như: Công nghệ lò năng lượng; Công nghệ lò nghiên cứu; An toàn hạt nhân; An toàn bức xạ; Công nghệ chế biến quặng phóng xạ; Công nghệ nhiên liệu hạt nhân; Công nghệ xử lý chất thải phóng xạ; Quan trắc phóng xạ môi trường; Công nghệ sản xuất đồng vị phóng xạ, dược chất phóng xạ; Kỹ thuật kiểm tra không phá huỷ; Quan hệ quốc tế và thực thi điều ước quốc tế về NLNT; Quan hệ công chúng, thông tin và truyền thông về ĐHN; Văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về năng

lượng nguyên tử; Cấp ph p, thanh tra, kiểm tra an toàn bức xạ và hạt nhân; Thanh sát và an ninh hạt nhân; Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; Quản lý dự án; Quy hoạch năng lượng, ….

Bên cạnh đó, QLNN theo trình độ kỹ năng, gồm hai loại chính: Nhân lực chuyên ngành hạt nhân và Nhân lực chuyên ngành phi hạt nhân.

Hay QLNN theo trình độ đào tạo, bao gồm: Công nhân kỹ thuật; Cao đẳng; Đại học NLNT; Thạc sĩ NLNT; Tiến sĩ NLNT.

Ngoài ra còn có thể quản lý theo độ tuổi và giới tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)