Kết quả nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 56 - 59)

- Hợp tác quốc tế

2.1.4. Kết quả nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Với bề dày lịch sử phát triển, Viện NLNT VN đã thu được nhiều kết quả trong việc đưa KHCN hạt nhân phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các kết quả nổi bật trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Viện được tóm tắt theo một số hướng chủ yếu sau: - Các nghiên cứu phục vụ hoạch định chương trình phát triển ĐHN ở Việt Nam được thực hiện trong các đề tài của chương trình 50B, KC05, KH04 và đề án nghiên cứu làm rõ 7 vấn đề trong chương trình phát triển ĐHN ở Việt Nam.

này cũng đã được đưa vào trong nội dung của Chiến lược “Ứng dụng NLNT vì mục đích hoà bình và định hướng quy hoạch phát triển ĐHN”.

Lò phản ứng hạt nhân đã sản xuất và cung cấp gần 400Ci/năm cho 25 bệnh viện trên cả nước sử dụng đồng vị dược chất phóng xạ trong y tế để chẩn đoán và điều trị bệnh. Ngoài ra còn có các thành tựu về hình ảnh và kỹ thuật xạ trị trong điều trị ung thư, các bệnh tim mạch, hệ tiêu hóa, xương khớp, hô hấp, … đã và đang được thực hiện có kết quả cho hàng ngàn bệnh nhân mỗi năm.

Ứng dụng công nghệ bức xạ đã được triển khai ở Việt Nam trong các lĩnh vực thủy hải sản và nông sản, đặc biệt là hoa quả phục vụ xuất khẩu, khử trùng dụng cụ y tế, chế tạo các vật liệu nhờ xử lý bức xạ.

Ngoài ra, ứng dụng năng lượng nguyên tử còn góp phần phát triển nhiều ngành kinh tế khác như áp dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong ứng dụng kỹ thuật công nghiệp, trong khí tượng thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường, ... Như kỹ thuật đánh dấu đồng vị phóng xạ phục vụ thăm dò và khai thác dầu khí đã được áp dụng thành công trong nước và đang vươn ra thị trường của các quốc gia giàu dầu khí ở Trung Đông; phương pháp kiểm tra không phá hủy cũng đã được Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam nghiên cứu ứng dụng để kiểm tra chất lượng cọc nhồi các trụ cầu, độ chặt nền đường, nền móng nhà xưởng, chất lượng mối hàn, đường ống, ...

- Với nhiệm vụ được phân công về công nghệ và an toàn ĐHN, Viện đã tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu vừa nhằm xây dựng tiềm lực vừa góp phần tham gia thực hiện dự án xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên ở Việt

Nam. Nghiên cứu vật lý, kỹ thuật lò phản ứng và các hệ thống công nghệ của lò phản ứng trong nhà máy ĐHN, nhiên liệu hạt nhân và xử lý chất thải phóng xạ cho điện hạt nhân đó góp phần tham gia đánh giá, lựa chọn công nghệ cho dự án ĐHN Ninh Thuận.

Đến nay, tuy Chính phủ đã quyết định dừng Dự án xây dựng nhà máy ĐHN Ninh Thuận vì nhiều lý do khách quan nhưng không phải là Việt Nam hoàn toàn sẽ không xây dựng nhà máy ĐHN trong tương lai. Và việc dừng Dự án này hoàn toàn độc lập với việc xây dựng Trung tâm Khoa học Công nghệ hạt nhân; cũng như việc triển khai ứng dụng NLNT để phát triển kinh tế

- xã hội vẫn luôn là ưu tiên trọng điểm của ngành của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)