Chủ thể quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 33 - 36)

- Hợp tác phải bảo đảm và kiểm soát được rằng các hoạt động nghiên cứu, phát triển và sử dụng NLNT của Việt Nam là vì mục đích hòa bình, không

1.2.7. Chủ thể quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Chủ thể chính trong quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là Chính phủ.

Chính phủ thống nhất QLNN về NLNT trong phạm vi cả nước, chỉ đạo ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn an ninh. Phân công, phân cấp thực hiện chức năng QLNN về NLNT. Chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực NLNT, …

Bên cạnh đó còn có các chủ thể khác là Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài nguyên & Môi trường và các Bộ ngành liên quan.

Bộ Khoa học & Công nghệ chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền hệ thống tổ chức QLNN, các văn bản qui phạm pháp luật và các cơ chế, chính sách về ứng dụng NLNT và an toàn, an ninh hạt nhân. Tổ chức, chỉ đạo theo thẩm quyền việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, chuyên gia, QLNN trong lĩnh vực NLNT; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động về quản lý tri thức hạt nhân; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân, …

- Trực thuộc quản lý của Bộ Khoa học & Công nghệ

+ Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam là tổ chức sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Bộ KH&CN, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng nghiên

cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai các hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực NLNT; hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác

QLNN về NLNT, an toàn bức xạ và hạt nhân; tổ chức hoạt động đào tạo, dịch vụ trong lĩnh vực NLNT theo quy định của pháp luật. Một trong những chức năng và nhiệm vụ được giao đó là phát triển - đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT, cụ thể: đào tạo tiến sĩ, liên kết đào tạo sau đại học trong lĩnh vực NLNT, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành NLNT, …

+ Cục Năng lượng nguyên tử có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ KH&CN thực hiện chức năng QLNN đối với các hoạt động nghiên cứu,

ứng dụng và phát triển NLNT trên phạm vi cả nước.

+ Cục An toàn bức xạ và hạt nhân là tổ chức trực thuộc Bộ KH&CN, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ KH&CN quản lý nhà

nước và thực thi các nhiệm vụ QLNN về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân trên phạm vi cả nước.

+ Các Cục, Vụ liên quan.

+ Các Sở Khoa học và Công nghệ có bộ phận/cán bộ chuyên trách thực hiện quản lý về NLNT.

Bộ Công thương lập quy hoạch và kế hoạch phát triển các đề án, phối hợp với Bộ KH&CN và các bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch tổng thể. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đào tạo cán bộ quản lý dự án, …

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch cân đối, phân bổ các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, bố trí kinh phí hàng năm cho các hoạt động phát triển và ứng dụng NLNT và đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân. Bố trí vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ODA và các nguồn vay song phương của các nước cho các dự án xây dựng NM ĐHN, ứng dụng NLNT và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngành NLNT. Huy động thị trường tài chính trong và ngoài nước để thu hút các nguồn vốn cho phát triển ngành NLNT.

Bộ Giáo dục & Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN, Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch quốc gia về đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT, xây dựng chương trình đào tạo, mạng lưới các cơ sở đào tạo đại học, trên đại học và tổ chức công tác đào tạo để đáp ứng ứng dụng NLNT. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT.

Bộ Tài nguyên & Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN và các Bộ, ngành và các địa phương liên quan triển khai ứng dụng NLNT trong địa chất, khoáng sản, khí tượng, thủy văn, trong đánh giá và quản lý tài nguyên nước, dự báo thời tiết và thiên tai. Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án hạt nhân. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến nghiên cứu, phát triển ứng dụng NLNT trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường. Chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong khí tượng thuỷ văn, địa chất, khoáng sản, bảo vệ môi trường.

Sơ đồ 1.1. Các tổ chức quản lý nhà nước về phát triển

nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Nguồn: Cục Năng lượng nguyên tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)