Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 48 - 52)

- Hợp tác quốc tế

1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Những yếu tố đầu tiên Việt Nam cần quan tâm khắc phục để tạo tiền đề cho quá trình CNH, HĐH, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước đó là kết cấu hạ tầng sản xuất công nghiệp, các hoạt động nghiên cứu và triển khai KHCN còn yếu k m; chưa tận dụng hết được nguồn nhân lực; chưa có sự đồng đều liên kết giữa đội ngũ làm KHCN các vùng, miền. Việt Nam phải xây dựng một lộ trình công nghệ hoàn chỉnh với mục tiêu của quốc gia là hướng tới một xã hội công nghệ cao trong tương lai, bảo đảm chất lượng cuộc sống và tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua việc nâng cao năng lực KHCN. Cụ thể là:

- Cần xác định đúng vai trò, vị trí của nguồn nhân lực để có sự quan tâm đặc biệt tới việc phát triển nguồn nhân lực KHCN. Với những nước đang phát triển, thì nguồn nhân lực có chất lượng là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Phát triển nguồn nhân lực phải gắn và đáp ứng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua từng gia đoạn nhất định.

- Chính phủ phải chủ động xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

- Hoàn thiện chiến lược, chính sách giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực KHCN: Có khung hệ thống giáo dục rõ ràng, khoa học, mang tính định

hướng. Tăng cường xã hội hóa nguồn vốn, lập ra các loại quỹ kết hợp với sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước để phát triển giáo dục - đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Tranh thủ sự hỗ trợ của bên ngoài về vốn cũng như chất xám bằng nhiều hình thức, từ việc cử đi học dài hạn, ngắn hạn, hội thảo ở nước ngoài, đến việc mời chuyên gia, đào tạo đội ngũ ở trong nước, ... Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo với nhiều hình thức phong phú, đa dạng loại hình cho mọi tầng lớp để ai ai cũng được học tập, cũng được đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng để thích ứng với các công việc họ đang và sẽ được đảm nhiệm.

- Từng bước hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực KHCN thông qua việc đặt ra các tiêu chuẩn cần thiết cho đội ngũ cán bộ yêu cầu của từng ngành nghề; tiến hành chọn người cho công việc chứ không chọn công việc cho người.

- Có chính sách thu hút đội ngũ trí thức kiều dân ở nước ngoài, nhằm khơi dậy lòng yêu nước, yêu dân tộc, sự ham muốn cống hiến sức lực trí tuệ xây dựng đất nước.

- Phát triển nguồn nhân lực KHCN phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội.

- Cần coi trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người trong thời đại hiện nay như trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; sống có

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến đề tài luận văn như khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực KHCN, nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, phát triển nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT, quản lý nhà nước, quản lý nguồn nhân lực, và một số khái niệm khác. Từ những định nghĩa trên, tác giả cũng đã mạnh dạn đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là dạng quản lý mà trong đó chủ thể quản lý chính là Nhà nước sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Bộ máy hành chính nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của đối tượng quản lý trong lĩnh vực hoạt động KHCN nhằm duy trì các mối quan hệ xã hội, phát triển KHCN đặc biệt trong lĩnh vực NLNT, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ở chương này, tác giả cũng làm rõ các nội dung cơ bản về đặc điểm, sự cần thiết, các yếu tố ảnh hưởng phát triển nguồn nhân lực KHCN, QLNN về phát triển nguồn nhân lực KHCN năng lượng nguyên tử.

Qua thực tiễn phát triển nguồn nhân lực của các nước trong khu vực có cùng hoàn cảnh phát triển, điểm xuất phát và vị trí địa lý như Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Đó là những căn cứ lý thuyết quan trọng, là tiền đề để tác giả luận giải cho việc phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)