Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 41 - 44)

- Hợp tác quốc tế

1.2.10. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Trong tất cả các nguồn lực phát triển kinh tế, thì nguồn lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế. Nguồn nhân lực có chất lượng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nguồn nhân lực có chất lượng còn là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển bền vững.

Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển có thể khắc phục sự yếu kém về trình độ khoa học - kỹ thuật của mình thông qua con đường hợp tác quốc tế; nhưng để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, đó là các nước này phải xây dựng được nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hầu hết các quốc gia đều xem yếu tố con người giữ vị trí trung tâm trong Chiến lược phát triển NLNT và đều dành cho công tác giáo dục - đào tạo NLNT những ưu tiên to lớn. Đối với các nước đứng đầu thế giới về thành tựu ứng dụng và phát triển NLNT như Mỹ, Nga, Nhật, … việc hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, chuyên gia NLNT đông đảo, giàu năng lực, có tư duy sáng tạo, được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất.

NLNT cũng như các ngành kinh tế - xã hội khác, yếu tố nhân lực đóng vai trò trọng tâm và là yếu tố quyết định mọi thành công trong việc phát triển ngành. Để có đủ nhân lực đáp ứng được yêu cầu công tác phát triển nguồn nhân lực được xem là nhiệm vụ quan trọng cần ưu tiên hàng đầu.

Trong nền kinh tế mới, tri thức và sức lao động là yếu tố quan trọng nhất. Chức năng của nền kinh tế hiện đại là sản xuất và phân phối tri thức.

Vì vậy, sản xuất và tri thức trở thành nguồn gốc và động lực của tăng trưởng kinh tế.

Sự phát triển nhanh và mạnh của ngành NLNT là một cuộc cách mạng có ý nghĩa sâu sắc. Việc ứng dụng NLNT vào trong các lĩnh vực sản xuất, đã và sẽ đem lại những năng suất lao động vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người.

QLNN về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cần phải: phát triển đúng với yêu cầu của nhà nước đặt ra; phát triển đúng với từng thời kỳ; phát triển bền vững; phục vụ kinh tế xã hội; và đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả có giá trị khoa học và thực tiễn trong đó có một số lĩnh vực được ghi nhận ở tầm khu vực và trên thế giới, có thể kể đến một số kết quả nổi bật trong các lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, công nghiệp, bảo vệ môi trường, …

Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ được sử dụng chủ yếu ở ba lĩnh vực là y học hạt nhân, xạ trị và điện quang. Nhiều trung tâm y học hạt nhân, xạ trị, chẩn đoán hình ảnh đã được thành lập với các thiết bị hiện đại, ngang tầm khu vực và trên thế giới như các máy xạ hình SPECT, SPECT/CT, PET/CT, các máy xạ trị Cyber Knife, Gamma Knife và các thiết bị chẩn đoán hình ảnh MRI, CT thế hệ mới, … [8]

Theo thống kê, tổng nhu cầu dược chất phóng xạ trong y tế của Việt Nam hiện nay gần 1400Ci/năm, trong đó Viện Nghiên cứu hạt nhân trực thuộc Viện NLNT VN cung cấp gần 400Ci/năm, sản xuất trên các máy cyclotron khoảng 250Ci/năm, đáp ứng gần 50% nhu cầu [8].

Ở lĩnh vực nông nghiệp, Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá Việt Nam là quốc gia đứng thứ 8 trên thế giới về đột biến tạo giống, được trao giải thưởng “Thành tựu xuất sắc” trong việc ứng dụng

năng lượng nguyên tử đã đạt được những thành tựu đáng kể trong chọn tạo giống đột biến, chiếu xạ nông sản cho kiểm dịch thực vật. Nước ta đã tạo ra và đưa vào sản xuất 61 giống, bao gồm 41 giống lúa, 9 giống đậu tương và một số giống hoa, ngô, táo, lạc, …. [8]

Trong công nghiệp, kỹ thuật hạt nhân được ứng dụng trong 4 lĩnh vực chủ yếu là kiểm tra không phá hủy, hệ điều khiển hạt nhân, chiếu xạ công nghiệp, kỹ thuật đánh dấu đồng vị phóng xạ và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp trực thuộc Viện NLNT VN đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công thiết bị chụp ảnh cắt lớp thế hệ 3 và thiết bị CT/SPECT công nghiệp có nhiều ứng dụng trong công nghiệp dầu khí. Thiết bị này và phần mềm dựng ảnh đã được xuất khẩu sang 7 nước theo đặt hàng của IAEA. Phương pháp kiểm tra không phá hủy được Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam nghiên cứu ứng dụng để kiểm tra chất lượng nhiều công trình lớn của quốc gia như cầu Mỹ Thuận, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, các công trình thủy điện khác,

… Kỹ thuật đánh dấu được triển khai trên các mỏ dầu ở Việt Nam và xuất khẩu dịch vụ sang nước ngoài [8].

Với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đã xây dựng được Bản đồ

phông bức xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000; và đang xây dựng Bản đồ phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1:200.000 cho 5 khu đô thị, dân cư lớn và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2020. Hiện nay, 27 trạm quan trắc phóng xạ đã được xây dựng tại các mỏ có chứa phóng xạ trên 16 tỉnh, thành. Ngoài ra, kỹ thuật thủy văn đồng vị được ứng dụng trong nghiên cứu tài nguyên nước, có đóng góp trong quản lý, khai thác tài nguyên nước ngầm tại khu vực Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông Cửu Long [5].

Với lợi thế đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao từ ứng dụng NLNT như đã nêu ở phần trên cho thấy vai trò quan trọng của NLNT đối với phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ở Việt Nam hoạt động nghiên cứu và ứng dụng NLNT phục vụ phát triển các ngành kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến và kết quả đáng

kể, việc ứng dụng NLNT đã được triển khai trong một số lĩnh vực và tiến tới mở rộng quy mô thêm nhiều lĩnh vực khác. Mặc dù vậy, nhìn chung việc ứng dụng NLNT vẫn chưa đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đặc biệt là công nghiệp công nghệ hạt nhân - là điều kiện để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ truyền thống, góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, thúc đẩy tăng trưởng GDP và hội nhập quốc tế. Do đó có thể khẳng định NLNT đóng vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)