Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 96 - 100)

- Hợp tác quốc tế

8 nhân trong CN 33 30 30 30 219 21 Khối cơ quan Viện NLNT

3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

- Tổ chức, thực hiện

Thường xuyên rà soát, lựa chọn, sắp xếp và bổ sung nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước, nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật theo các vị trí chuyên môn/công việc; chú trọng việc lựa chọn cán bộ quản lý, kỹ thuật có kinh nghiệm, năng lực để đào tạo thành chuyên gia để chủ trì các nhiệm vụ quản lý, đặc biệt là chuyên gia trình độ cao.

Nguồn nhân lực cần được bổ sung số lượng hợp lý hàng năm. Ngoài việc điều động, bố trí đội ngũ nhân lực hiện nay, cần kịp thời bổ sung biên chế và tuyển dụng một số lượng phù hợp cho các cơ quan trong lĩnh vực NLNT của

Bộ KH&CN và cho Trung tâm KHCN hạt nhân hợp tác với Liên bang Nga sẽ được thành lập.

Từng bước hoàn thiện hệ thống QLNN về NLNT, dựa trên kinh nghiệm quốc tế, tiến hành nghiên cứu, điều chỉnh, kiện toàn cơ cấu tổ chức hệ thống QLNN theo hệ thống chính trị và phù hợp với từng giai đoạn phát triển NLNT.

Chấn chỉnh hoạt động quản lý nhân lực KHCN đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác quản lý nhân lực KHCN. Coi công tác này cũng là một dạng hoạt động khoa học giống như các bộ phận khoa học khác trong đơn vị. Không nên chỉ đơn thuần đào tạo về quản lý hành chính Nhà nước, về trình độ chính trị, mà nên tạo điều kiện cho mọi người được đào tạo về ngoại ngữ, tin học cũng như đi thăm quan, tham dự các hội thảo khoa học nếu có điều kiện). Ngoài ra, phải cung cấp trang thiết bị, kinh phí thường xuyên đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhân lực KHCN.

Tăng cường nhân lực QLNN về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ cả số lượng và chất lượng. Điều chỉnh, bổ sung biên chế cho các đơn vị trực thuộc Viện. Đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ QLNN theo hướng nắm vững nghiệp vụ QLNN và có kiến thức nhất định về NLNT theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Từng bước chuẩn hóa cán bộ quản lý; xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ thông qua chất lượng và hiệu quả công việc được giao.

Công tác quản lý nhân lực KHCN ở Viện NLNT VN phải luôn nắm vững tình hình hoạt động của các loại hình nhân lực. Hình thành ngân hàng dữ liệu nhân lực KHCN trong các đơn vị trực thuộc Viện. Đây là nội dung của công tác thống kê thường xuyên để nắm vững về số lượng, chất lượng, các cơ cấu nhân lực trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ, độ tuổi, phân

bố theo các chức năng hoạt động, ...) của đơn vị, năng lực, tính cách và phẩm chất của mỗi cá nhân trong Viện.

Tăng cường công tác quản lý nhân sự KHCN, một mặt tránh quản lý cứng nhắc theo thời gian hành chính, nhưng đồng thời cũng tránh tình trạng buông lỏng kỷ luật lao động, ai muốn đến thì đến, muốn đi thì đi.

Viện cũng cần có biện pháp theo dõi, đánh giá để kiên quyết đưa ra khỏi biên chế những cán bộ không đảm bảo một khối lượng công việc, đồng thời có các quy định về chế độ tiền lương, tiền thưởng, các ưu tiên về đào tạo, ... để kịp thời động viên, khen thưởng những cá nhân, tập thể làm việc say mê, có kết quả tốt.

Cần xem x t để cải tiến công tác tuyển dụng, đề bạt cán bộ, đưa những cán bộ thực sự có năng lực và đầy đủ phẩm chất vào giữ những cương vị phụ trách các đơn vị cũng như các phòng, ban chuyên môn.

Từ nhiều năm qua, các đơn vị đã quá quen thuộc với cơ chế hoá tập trung, tất cả các hoạt động đều là chỉ tiêu kế hoạch từ trên xuống. Với tình hình hội nhập quốc tế hiện nay, việc đổi mới cách quản lý các tổ chức KHCN cần tiến hành song song với quản lý nhân lực KHCN. Giải quyết được vấn đề này sẽ giúp các nhà nghiên cứu khoa học của Viện có thêm nhiều cơ hội tham gia các đề tài và dự án KHCN và cũng từ đó tạo điều kiện cho cán bộ nghiên cứu có tâm huyết, nhiệt huyết được thực hiện những suy nghĩ, sáng tạo của mình.

Viện cần nâng cao chất lượng đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc nhằm góp phần điều chỉnh các hoạt động của các đơn vị ngày càng hoạt động chất lượng hơn, hiệu quả hơn.

- Lập kế hoạch

Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sử dụng và phát triển nhân lực, hình thành cơ chế kế hoạch hoá nhân lực KHCN như:

Viện cần sớm có kế hoạch hình thành và đào tạo các cán bộ chuyên sâu về các hướng nghiên cứu mới để chuẩn bị cho việc tham gia khai thác có hiệu quả LPƯ nghiên cứu mới công suất cao đa mục tiêu.

Có kế hoạch đảm bảo việc làm, thu nhận nhân lực KHCN, phải năng động, tìm nhiều hình thức hoạt động, không quá ỷ lại vào nhà nước. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao, cần phải năng động đi tìm các hợp đồng nghiên cứu, hợp đồng kinh tế, dịch vụ kỹ thuật với các đơn vị sản xuất và các cơ quan nghiên cứu khác, đảm bảo thu nhập cho cán bộ của đơn vị.

Lập kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước về đào tạo và nhu cầu về nhân lực của các đơn vị trực thuộc; dựa trên các nguồn kinh phí do nhà nước cấp, kinh phí thu được thông qua các dịch vụ KHCN, Viện NLNT VN cần tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để có thể đưa được các chuyên gia ra nước ngoài làm việc và cán bộ nghiên cứu trẻ đi đào tạo. Trên thực tế, Viện NLNT VN đã có được những kinh nghiệm tốt trong việc mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế để đưa cán bộ trong và ngoài Viện đi thực tập tại nước ngoài vì thế cần phát huy điểm mạnh này hơn nữa.

Kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại, tuyển dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực.

Kế hoạch nhiệm vụ tác nghiệp, đảm bảo đời sống và việc làm cũng như các quyền lợi vật chất khác. Điều quan trọng trong công tác quản lý nhân lực KHCN là phải làm sao thoả mãn được nhu cầu phát triển của cá nhân trong mỗi tập thể, bao gồm nhu cầu học tập, bồi dưỡng kiến thức, nhu cầu được tiến bộ trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo, nhu cầu được trọng thị và đánh giá đúng mức các cống hiến của mình. Nhân lực KHCN chỉ có thể an tâm trong

tập thể lao động khi nhu cầu phát triển cá nhân của họ được thoả mãn, được phát triển cùng với sự phát triển của đơn vị.

Kế hoạch khuyến khích phát huy năng lực sáng tạo KHCN, động viên tinh thần và vật chất.

Kế hoạch hợp tác với lực lượng KHCN hoạt động ở các cơ quan khoa học khác. Ngoài ra, có thể huy động sự đóng góp của chuyên gia người Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)