Nghiên cứu đôi khi thành công cho ra sản phẩm, nhưng đôi khi lại tạo tiền đề cho các nghiên cứu sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 25 - 29)

tiền đề cho các nghiên cứu sau

Đầu tư cho KHCN là đầu tư mạo hiểm. Bởi vì kinh phí cấp cho nghiên cứu KHCN đôi khi rất lớn nhưng lại không đem lại kết quả, không tạo ra sản phẩm, hoặc cần thời gian dài mới cho ra sản phẩm, hoặc những kết quả, số liệu, chuyên đề của nghiên cứu trước lại tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.

Ứng dụng những kết quả nghiên cứu KHCN nói chung và trong lĩnh vực NLNT nói riêng vào đời sống thì không ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên, từ nghiên cứu đến kết quả lại là cả một chặng đường dài và đôi khi đi qua cả một chặng đường dài không phải lúc nào cũng thành công.

1.2. Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệnăng lƣợng nguyên tử năng lƣợng nguyên tử

1.2.1. Khái niệm

Tổ chức là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của cơ quan, đơn vị [6].

Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành phápvà tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật [18].

Quản lý nguồn nhân lực là việc thiết kế và xây dựng tất cả các chính sách và thực hiện các hoạt động về thu hút, duy trì và phát triển nguồn lực con người trong tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, thông qua đó đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức và người lao động [18].

Tổ chức quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, cơ chế, chính sách; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ NLNT [24].

Như vậy, QLNN về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được hiểu là dạng quản lý mà trong đó chủthể quản lý chính là Nhà nước sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Bộ máy hành chính nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của đối tượng quản lý trong lĩnh vực hoạt động KHCN nhằm duy trì các mối quan hệ xã hội, phát triển KHCN đặc biệt trong lĩnh vực NLNT, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.2.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT bên cạnh việc được hưởng các chính sách đối với đội ngũ nhân lực KHCN nói chung, còn được hưởng chính sách riêng giành cho nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT.

1.2.2.1. Chính sách đối với nhân lực khoa học công nghệ

Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo/quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình; là một công cụ quản lý để điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu nhất định.

Chính sách công là chính sách do Nhà nước đề ra, có phạm vi tác động rộng lớn đến đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc gia, một địa phương, một ngành, một nhóm người hay một cộng đồng xã hội; là một chương trình hành động trong thời gian dài; là tập hợp các quyết định hành động của Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định.

Dựa trên cơ sở khái niệm chính sách và chính sách công thì chính sách KHCN có thể được định nghĩa như sau [5]:

Chính sách KHCN là các chiến lược, các kế hoạch về KHCN, là phương thức hành động của Nhà nước nhằm tác động tới kết quả hoạt động KHCN, góp phần thực hiện các mục tiêu chung của quốc gia trong từng giai đoạn dựa trên đường lối chính trị của đất nước.

Chính sách đối với nhân lực KHCN cũng có thể được hiểu là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các mục tiêu, các định hướng, các giải pháp và các công cụ Nhà nước sử dụng nhằm nâng cao tiềm lực và phát triển KHCN, góp phần thực hiện các mục tiêu khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với điều kiện trong từng giai đoạn nhất định.

1.2.2.2. Chính sách đối với đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở Việt Nam

Trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực KHCN, chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực là công cụ để quản lý nguồn nhân lực, bao gồm các chế độ, các quy định cụ thể về quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng trình độ của người lao động để họ có thể thực hiện có hiệu quả công việc hiện tại cũng như chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, năng lực để họ có thể đảm nhiệm những công việc ở vị trí cao hơn trong nghề nghiệp của bản thân họ.

Như vậy, chính sách phát triển nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT được hiểu là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức của cá nhân, tổ chức hiểu được tính cấp thiết của việc phát triển nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT. Trên cơ sở đó họ sẽ tự giác, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động phát triển nguồn nhân lực.

Trong luận văn này, chính sách thúc đẩy QLNN về phát triển nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, đó là những chính sách do Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và Bộ KH&CN nhằm tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động phát triển nguồn nhân lực NLNT. Cụ thể là lực lượng lao động đang làm việc trong ngành cả về số lượng và chất lượng để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển NLNT.

1.2.3. Đội ngũ quản lý phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Nhà quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu [26].

Như vậy, đội ngũ quản lý phát triển nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT cũng có điểm chung giống như các nhà quản lý nhưng có khác biệt là ở lĩnh vực quản lý chuyên sâu về phát triển NNL chỉ trong lĩnh vực NLNT.

Đội ngũ quản lý này cũng có các cấp bậc quản lý cấp cao, cấp giữa và cấp cơ sở; giữa các cấp quản lý từ Bộ KH&CN đến các đơn vị trong ngành luôn thống nhất về chủ trương, cách thức quản lý và thực hiện.

Cơ cấu quản lý hay đội ngũ quản lý nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT bao gồm:

Quản lý cấp cao: Bộ Khoa học và Công nghệ

Quản lý cấp trung gian/cấp giữa: Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Cục Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn bức xạ hạt nhân.

Quản lý cấp cơ sở: Viện Nghiên cứu hạt nhân, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Viện Công nghệ xạ hiếm, …

Cho dù ở bất cứ lĩnh vực nào thì nhà quản lý, đội ngũ quản lý cũng cần có những kỹ năng về kỹ thuật/chuyên môn, nhân sự, tư duy, phán đoán, … để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.

1.2.4. Hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ tronglĩnh vực năng lượng nguyên tử lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ là sự hợp tác giữa các tổ chức, chính phủ và cá nhân của các quốc gia trong lĩnh vực KHCN.

Các hình thức hợp tác như là hợp tác trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và khu vực, hợp tác cấp chính phủ giữa hai bên hay nhiều bên, hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, giữa các doanh nghiệp.

Hợp tác quốc tế về KHCN trong lĩnh vực NLNT cũng có những điểm chung giống hợp tác quốc tế về KHCN trong các lĩnh vực khác, tuy nhiên trong cái chung đó thì nó có những đặc thù riêng như là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)