Kinh nghiệm của Singapore [23]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 46 - 47)

- Hợp tác quốc tế

1.3.2. Kinh nghiệm của Singapore [23]

Singapore được coi là hình mẫu về phát triển nguồn nhân lực. Là một nước đa dân tộc, đa tôn giáo nhưng luôn tồn tại trong môi trường xã hội hòa hợp, đồng thuận.

Một trong những chính sách được đánh giá cao nhất là chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao để mở rộng và phát triển khoa học công nghệ cho nền kinh tế, từ đó đưa nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao. Chính phủ Singapore luôn quán triệt quan điểm phát triển nguồn nhân lực thành công là nhân tố chính, căn bản bảo đảm thành công trong phát triển kinh tế - xã hội nói riêng và phát triển đất nước nói chung.

Thực tế đã minh chứng, quốc gia nhỏ b này đã rất thành công trong việc xây dựng một đất nước có trình độ dân trí cao và hệ thống giáo dục phát triển hàng đầu châu Á. Sự phát triển kinh tế đòi hỏi Singapore phải mau chóng có nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là đội ngũ các nhà khoa học và lực lượng

lao động có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, tuy là một nước nhỏ, ít dân nhưng Singapore có mạng lưới dày đặc các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu. Trong số đó có trường Đại học Tổng hợp rất nổi tiếng với 52 ngành, Đại học Nanyang, Học viện Sư phạm quốc gia và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - thành lập từ năm 1986 và là một cơ quan nghiên cứu rất đáng chú ý.

Kinh nghiệm thu hút nhân tài của Singapore cũng đáng để nghiên cứu. Tại đây, có 4 trung tâm với nhiều bước hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài định cư như Trung tâm tìm người tài; Trung tâm giúp sinh viên có kỹ năng làm việc và tích lũy kinh nghiệm; Trung tâm gắn kết doanh nghiệp với giáo dục; Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng. Các trung tâm này và hệ thống hỗ trợ thông tin tạo điều kiện cho người tài tìm việc, lập hồ sơ, phỏng vấn, đến làm việc và ổn định cuộc sống tại đây. Thậm chí còn thông tin đầy đủ về cách phỏng vấn, làm hồ sơ đến những khúc mắc để người tìm việc sớm làm quen với cuộc sống tại đây.

Ngoài ra, Singapore còn có chính sách hỗ trợ học bổng cho sinh viên tài năng của nhiều nước trong khu vực thông qua các đợt tuyển sinh. Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên này phải cam kết ở lại làm việc ít nhất 6 năm. Các chính sách này đầu tiên áp dụng thử nghiệm với sinh viên Trung Quốc, sau này áp dụng cho nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Và trên thực tế, nhiều người sau 6 năm làm việc tiếp tục ở lại. Bằng chứng là hiện Singapore chỉ có 3,6 triệu dân nhưng có tới 1,8 triệu người nước ngoài sinh sống, làm việc tại đây, trong đó chủ yếu là những lực lượng lao động có trình độ cao. Bằng chính sách này, Singapore giải quyết được việc thiếu nhân lực và còn thu hút được chất xám từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)