Kinh nghiệm của Hàn Quốc [19], [20]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 44 - 46)

- Hợp tác quốc tế

1.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc [19], [20]

Hàn Quốc được coi là quốc gia theo chính thể cộng hoà hỗn hợp, người đứng đầu nhà nước là Tổng thống, được nhân dân trực tiếp bầu với 1 nhiệm kỳ 5 năm và không được tái ứng cử. Quyền lập pháp ở Hàn Quốc được trao cho Quốc hội.

Mục tiêu của Chính phủ Hàn Quốc là khoa học công nghệ sẽ đưa quốc gia trở thành một xã hội tiên tiến thông qua đổi mới. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã soạn thảo các chương trình chính sách khác nhau, nhằm đưa Hàn Quốc trở thành một xã hội định hướng vào khoa học công nghệ.

Chính sách KHCN Hàn Quốc định hướng vào nhiệm vụ đáp ứng các nhu cầu xã hội và môi trường, phù hợp với tính nhân văn và môi trường tự nhiên. Và đóng vai trò tích cực, góp phần nâng cao phúc lợi con người thông qua tiến bộ KHCN.

Để đạt được mục tiêu này, Hàn Quốc xây dựng tầm nhìn phát triển KHCN dài hạn tới năm 2025, trong đó có xây dựng kế hoạch KHCN cơ bản 5 năm đầu tiên. Nội dung phát triển nhân lực KHCN, sử dụng tốt nhất sức sáng tạo của các nhà khoa học và kỹ sư luôn là một trong những nội dung cần xây dựng hàng đầu.

Từ một nước kém phát triển, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng nhờ có tầm nhìn chiến lược và chính sách đúng đắn về phát triển con người nên Hàn Quốc đã làm nên một cuộc bứt phá được gọi là

“sự thần kỳ Đông Á”, mau chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển.

Để phát triển nguồn nhân lực KHCN, QLNN tập trung chủ yếu vào chính sách tiền lương, chính sách đào tạo, chính sách kiều dân đối với các nhà khoa học.

Với chính sách tiền lương: để tạo điều kiện cho các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu, làm việc và phát triển, tiền lương của họ thay đổi khá lớn sau khi đạt chuyển đổi trình độ từ cử nhân sang thạc sỹ, tiến sĩ hoặc được phong hàm phó giáo sư, giáo sư.

Với chính sách đào tạo: Hàn Quốc tăng mạnh ngân sách đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực KHCN, mở rộng các chương trình gửi đi đào tạo ở những nước có nền khoa học và kỹ thuật tiên tiến, từ đó có đủ khả năng để tạo đội ngũ nhân lực KHCN đầu đàn, đóng vai trò lãnh đạo trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển đào tạo nguồn nhân lực kế cận.

- Gửi nhiều lưu học sinh đi học ở Nhật Bản và Hoa Kỳ, cho phép họ ở lại một thời gian làm việc để tích luỹ kinh nghiệm.

- Có chính sách rõ ràng về lương cao, nhà ở, điều kiện sống và làm việc thoải mái cho bản thân và gia đình.

- Thu hút nhân tài từ nước ngoài bằng cách trả lương cao hơn lương tại nước sở tại và kèm theo những đài thọ đi lại, sắp xếp nơi ăn chốn ở, công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của họ.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công đối với dự án ĐHN đầu tiên ở Hàn Quốc là chủ trương tự chủ tạo nhân lực. Đồng thời, để có được nhân lực giỏi về chuyên môn Hàn Quốc tuyển chọn các kỹ sư trẻ gửi đi đào tạo ở các nước có nền công nghiệp NLNT tiên tiến như Pháp, Mỹ, Nhật Bản. Hàn Quốc coi đây là điểm quan trọng đảm bảo thành công cho chương trình tự chủ về công nghệ xây dựng nhà máy ĐHN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)