Về trình độ nguồn nhân lực theo độ tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 66 - 68)

- Hợp tác quốc tế

8 nhân trong CN 33 30 30 30 219 21 Khối cơ quan Viện NLNT

2.2.3. Về trình độ nguồn nhân lực theo độ tuổi và giới tính

Lò phản ứng hạt nhân được khôi phục thành công và đưa vào vận hành khai thác trở lại vào năm 1984, Chính phủ Việt Nam đã thu hút, điều động cán bộ, cán nhà nghiên cứu khoa học từ các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học trên cả nước về làm việc, tập trung nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt). Nhân lực lúc bấy giờ là những sinh viên mới tốt nghiệp, các nhà khoa học trẻ vì thế độ tuổi lúc bấy giờ ngang ngang nhau, khoảng từ 20 - 24 tuổi, với sức trẻ đầy nhiệt huyết, thời gian cống hiến dài và ổn định; và điều này cũng xảy ra một hệ lụy là khi đến tuổi về hưu thì lại về hưu hàng loạt.

Phần lớn nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT tại Viện NLNT VN là nam chiếm 76,25% trong tổng số lao động, trong khi đó tỷ lệ lao động nữ chỉ chiếm 23,75% đó là do mức độ đặc thù và tính chất của công việc,

nhiều vị trí công việc đòi hỏi phải làm việc trong các phân xưởng, vận hành máy móc, thiết bị [28].

Những cán bộ đạt chức danh GS.TS; PGS.TS chủ yếu là nam chiếm tỉ lệ 98% và hầu hết đã trên 45 tuổi những con số này cho thấy rõ hiện tượng già hóa đội ngũ nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực NLNT. Số cán bộ có trình độ tiến sĩ chiếm 5,6%; thạc sĩ chiếm 16,7%; đại học chiếm 71%, điều này cho thấy đội ngũ cán bộ có trình độ cao còn khá thấp, mức độ say mê trong nghiên cứu khoa học đối với đội ngũ cán bộ trẻ còn chưa cao, điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt cán bộ có trình độ cao trong tương lai [28].

Đội ngũ cán bộ KHCN trong lĩnh vực NLNT có trình độ cao và chuyên sâu đầu ngành đang bị mai một dần do tuổi cao, trong khi đó lực lượng trẻ có khả năng kế cận đang bị hụt hẫng nghiêm trọng. Một trong những phương pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề này là cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn trong và ngoài nước, tổ chức các mô hình đào tạo hợp lý nhằm nâng cao chất lượng cán bộ đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành NLNT.

Nhiều lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là nghiên cứu mũi nhọn, công nghệ cao thiếu nhiều cán bộ đầu ngành, những chuyên gia giỏi. Do đó dẫn đến nhiều khó khăn trong việc đề xuất và triển khai hoạt động R&D một cách hiệu quả, cũng như dẫn dắt, đào tạo đội ngũ cán bộ KHCN trẻ.

Cơ cấu nhân lực chưa hợp lý, hiện tượng lão hoá nhanh trong Viện NLNT VN biên chế khoảng 586 người, trong đó có 405 người trình độ đại học hoặc trên đại học, nhưng tuổi bình quân hiện nay đối với trên đại học là 50, tuổi trung bình chung là 45 [28].

Sự hẫng hụt khá lớn về thế hệ cũng như trình độ chuyên môn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt trên là sau khi Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan vỡ, chúng ta mất hẳn một kênh đào tạo sinh

viên và nghiên cứu sinh ở các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu KHCN ở nước ngoài.

Với tình hình hiện nay, Viện NLNT VN đang đứng trước những rủi ro có thể làm mất mát và thiếu hụt tri thức.

Thống kê số cán bộ của Viện NLNT VN đã và sẽ nghỉ hưu từ năm 2012 - 2017 cho thấy số cán bộ về nghỉ hưu đã tăng nhiều trong những năm gần đây và sẽ còn tăng nữa trong những năm tiếp theo dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT càng lớn được thể hiện ở Bảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử việt nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)