Quy chế hóa mọi hoạt động trong ngân hàng, đảm bảo được các nguyên tắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 117 - 124)

1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

3.3.2.3 Quy chế hóa mọi hoạt động trong ngân hàng, đảm bảo được các nguyên tắc

hạn chế rủi ro ở mọi khâu trong ngân hàng

NHNN cần thường xuyên xem xét lại quy trình theo định kỳ, đảm bảo mọi công việc được xử lý một cách đầy đủ, chính xác kịp thời và đúng thẩm quyền. Về quy chế về vấn đề tài sản thế chấp thì Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra những quy định hỗ trợ cho các Tổ chức tín dụng và người vay dễ dàng hơn trong việc bán tài sản thế chấp để trả nợ. Cụ thể, để đem tài sản ra bán đấu giá phải trải qua nhiều giai đoạn, thời gian kéo dài so với quy định như các thủ tục liên quan đến xác minh tài sản, cưỡng chế tài sản, đo vẽ lại tài sản, thẩm định giá tài sản. Do đó, cần có quy định để đảm bảo và tăng cường quyền chủ động và sức mạnh cho Tổ chức tín dụng để thực hiện quyền của chủ nợ và quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ.

Nhanh chóng triển khai áp dụng Basel II vào các Tổ chức tín dụng một cách nhanh nhất. Hiện nay, công tác cảnh báo rủi ro tín dụng đều được các ngân hàng thực hiện một cách nghiêm túc, tuy nhiên vẫn chưa mang tính hệ thống và quy củ. Do đó, NHNN có thể

căn cứ vào các mô hình cảnh báo rủi ro trên thế giới và nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng của Basel II để hình thành một bộ chỉ tiêu bao gồm cả các chỉ tiêu định tính và định lượng nhằm hướng dẫn các NHTM xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng chất lượng. NHNN cần sớm ban hành những quy định cụ thể hướng dẫn triển khai hoạt động quản trị rủi ro trên tất cả các mặt từ thiết lập chính sách, quy định, quy trình cho đến phương pháp đo lường, yêu cầu vốn tối thiểu đối với công tác rủi ro tín dụng và cơ chế trích lập dự phòng rủi ro một cách thống nhất nhằm thiết lập lộ trình áp dụng Base II.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Nội dung chương 3 của luận văn đã đề cập đến một số nội dung sau:

Nội dung đầu tiên chương 3 mà tác giả đưa ra là định hướng phát triển tín dụng và định hướng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP An Bình. Đi cùng với định hướng là những mục tiêu của các năm tới với các chỉ tiêu cũng như kế hoạch rất chi tiết và định lượng rõ ràng. Điều này khẳng định thêm một lần nữa tầm quan trọng và vị thế của đề tài đối với hoạt động tín dụng ngân hàng.

Từ những phân tích và nhận định các mặt hạn chế còn tồn tại của hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP An Bình thì Chương 3 đã đưa ra một số nội dung về các giải pháp cụ thể cho Ngân hàng TMCP An Bình nhằm nâng cao chất lượng Quản trị rủi ro tín dụng. Các giải pháp được đưa ra đều mang tính khả thi cao do việc điều tra, khảo sát, nhận định dựa trên cơ sở các số liệu trung thực, nguồn cung cấp tin cậy mà luận văn nêu ra.

Để thực thi tốt các giải pháp đó, Tác giả đã đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước về các công tác liên quan nhằm nâng cao chất lượng tối đa đối với Quản trị rủi ro tín dụng sao cho hạn chế tối thiểu mà rủi ro có thể xảy ra.

Để có được thành tựu trong các năm tiếp theo về quản trị rủi ro tín dụng thì ngoài việc đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp với từng giai đoạn kinh tế thì Ngân hàng TMCP An Bình vẫn cần có sự cải thiện hơn nữa hàng năm trong lĩnh vực này.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt của thị trường tài chính trong và ngoài nước, nhu cầu sử dụng các dịch vụ của khách hàng ngày càng cao, bản thân mỗi ngân hàng phải thay đổi tư duy và hành động để phát triển. Phải thừa nhận rằng, hội nhập quốc tế giúp ngân hàng tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc hội nhập này cũng tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường tài chính trong việc mở rộng mạng lưới, dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm. Do vây, ngân hàng phải luôn thay đổi để hoàn thiện mô hình hoạt động từ Hội sở đến các đơn vị kinh doanh nhằm nâng cao lợi thế và vị thế của mình. Mà trong đó thì hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng được đặt lên là một trong những dự án hàng đầu ngân hàng cần thực hiện.

Bám sát mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã nêu ra các vấn đề chính sau đây:

- Trình bày các cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng. Nêu ra những bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng lớn ở Việt Nam.

- Đưa ra góc nhìn tổng quan về Ngân hàng TMCP An Bình, các thành tựu trong hoạt động kinh doanh và công tác quản trị rủi ro nói chung và công tác quản trị rủi ro tín dụng nói riêng.

- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình. Đưa ra được các đánh giá chuyên sâu về những việc làm được, các mặt còn hạn chế cùng với nguyên nhân.

- Đề xuất các giải pháp cho quản trị rủi ro ngân hàng TMCP An Bình. Cùng đó là một số kiến nghị đối với Nhà nước và kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề rộng và phức tạp, đối với ngân hàng TMCP An Bình thì càng phức tạp hơn. Trong quá trình thực hiện, luận văn đã tham khảo các quy định pháp luật, nhiều đề tài và các công trình nghiên cứu liên quan cùng với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn. Tuy nhiên, luận văn chắc chắn vẫn còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế. Tác giả xin chân thành cảm ơn Học viện Hành chính Quốc gia, giảng viên hướng dẫn, cơ quan, đồng nghiệp, … đã hỗ trợ Tác giả hoàn thành luận văn này.

Hy vọng rằng luận văn sẽ một công trình khoa học được ứng dụng vào thực tiễn, giúp hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP An Bình, gián tiếp góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ, (2016), QUYẾT ĐỊNH số 1355 ngày 28/06/2016 Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP, Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ.

2. Chính phủ, (2017), Nghị định số: 102/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày ngày 01 tháng 9 năm 2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm.

3. Đinh Khắc Nhật Tảo, (2013), Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sỹ, Học viện hành chính Quốc gia.

4. Hoàng Ngọc Mạnh, (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh nam Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sỹ, Học viện hành chính Quốc gia.

5. Joel Bessis, (2011), Quản trị rủi ro trong ngân hàng (Risk Managemnent in banking).

6. Lê Thị Ngọc Châu, (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Huế, Luận văn thạc sỹ, Học viện hành chính Quốc gia.

7. Ngân hàng Nhà nước, (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN (Thông tư 02) quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

8. Ngân hàng Nhà nước, (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 có hiệu lực từ 15/03/2017 về việc quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

9. Ngân hàng Nhà nước, (2016), Thông tư Số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

10. Ngân hàng TMCP An Bình (2015), Công văn số 8421/NHNN-TTGSNH ngày 12/11/2013 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TGD.15 của Tổng Giám đốc ngày 10/12/2015 về đảm bảo tăng trưởng tín dụng hiệu quả và thực chất.

11. Ngân hàng TMCP An Bình, (2014), Quyết định số 100-3/QĐ-HĐQT.14 của HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình ngày 01/06/2014 về ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng.

12. Ngân hàng TMCP An Bình, (2015), Quyết định số 132/QĐ-HĐQT.15 của HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình ngày 29/10/2015 về Ban hành Cẩm nang Kiểm toán Nội bộ.

13. Ngân hàng TMCP An Bình, (2015), Quyết định số 43/QD-HĐQT.15 của HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình ngày 29/05/2015 về Ban hành Khung Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP An Bình.

14. Ngân hàng TMCP An Bình, (2015), Quyết định số 44/QD-HĐQT.15 của HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình ngày 29/05/2015 về Ban hành Khẩu vị rủi ro năm 2015.

15. Ngân hàng TMCP An Bình, (2016), Quyết định số 76/QD-HĐQT.16 của HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình ngày 24/03/2016 về Ban hành Định hướng phát triển tín dụng năm 2016

16. Ngân hàng TMCP An Bình, (2016), Quyết định số 84-1/QD-HĐQT.16 của HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình ngày 01/07/2016 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tại ABBANK ban hành kèm theo QĐ số 46-HĐQT.15 ngày 29/05/2015.

17. Ngân hàng TMCP An Bình, (2017), Quyết định của HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình ngày 10/05/2017 về Ban hành Khẩu vị rủi ro năm 2017.

19. Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng, (2016), Báo cáo thường niên. 20. Ngân hàng TMCP An Bình, (2016), Báo cáo thường niên.

21. Nguyễn Quốc Việt, (2013), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương – Chi nhánh Thăng Long, Luận văn thạc sỹ, Học viện hành chính Quốc gia.

22. Phạm Phú Phúc, (2012), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sỹ, Học viện hành chính Quốc gia.

23. Quốc hội, (2012), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2012/QH12 ngày 16/06/2010, có hiệu lực ngày 01/01/2011.

24. Thống đốc NHNN, (2012), Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của ngân hàng nhà nước về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

25. Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình, (2015), Quyết định số 90/QD- TGĐ.15 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình ngày 12/05/2015 về Ban hành Ngưỡng rủi ro tín dụng năm 2015

26. Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình, (2016), Quyết định số 163/QD- TGĐ.16 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình ngày 27/06/2016 về Ban hành Quy trình thống kê và xử lý sự cố tổn thất (IMDC).

27. Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình, (2017), Quyết định số 163/QD- TGĐ.17 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình ngày 28/04/2017 về Ban hành định hướng phát triển tín dụng năm 2017

28.Vũ Thị Thanh Bình, (2014), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BIDV – Nam Định, Luận văn thạc sỹ, Học viện hành chính Quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)