Nâng cao chất lượng công tác xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 109 - 111)

1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

3.2.1.6 Nâng cao chất lượng công tác xử lý nợ xấu

Để nâng cao năng lực xử lý nợ xấu, ABBANK cần thực hiện những việc sau:

Đánh giá lại chất lượng tín dụng và khả năng thu hồi các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro bao gồm:

- Tiến hành rà soát đánh giá các chỉ tiêu nợ quá hạn, chỉ tiêu quản lý vốn, chỉ tiêu tỉ lệ lợi nhuận tín dụng ngắn hạn và rà soát, so sánh qua các giai đoạn để đánh giá biến động chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Thường xuyên rà soát những khoản vay lớn, những khoản vay có dấu hiệu rủi ro để theo dõi kiểm tra kịp thời.

- Lập bảng theo dõi nợ quá hạn thường kỳ, phát hiện các khoản vay quá hạn, từ đó có giải pháp xử lý xử lý thu hồi khoản vay.

- Thường xuyên rà soát lại những khoản nợ quá hạn, nợ xấu và đánh giá khả năng thu hồi của những khoản nợ này, nhằm đánh giá mức độ tổn thất có thể và lựa chọn, điều chỉnh phương án xử lý nợ theo nguyên tắc tận thu.

Cơ cấu nợ, miễn, giảm lãi cho các khách hàng có khả năng thu hồi:

- Cơ cấu nợ cho các khoản nợ có khả năng thu hồi. Cần căn cứ vào chính sách của ABBANK vào từng thời kỳ, từng giai đoạn, để xem xét cơ cấu nợ lại nợ đối với

những khách hàng thực sự khó khăn tạm thời và có khả năng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Miễn, giảm lãi đối với các khách hàng có khả năng trả nợ nhưng gặp khó khăn do yếu tố khách quan và do phải chịu mức lãi phạt cao, khi khách hàng có nhu cầu được miễn giảm lãi và qua công tác thẩm định khách hàng đáp ứng ược các điều kiện miễn giảm lãi theo quy định thì ABBANK thực hiện xem xét miễn giảm lãi cho khách hàng.

Kế hoạch phân bổ dự phòng hợp lý:

- Căn cứ vào tình hình thực tế diễn biến nợ xấu trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể, ABBANK cần thực hiện phân bổ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu phù hợp và đúng theo quy định.

Đánh giá lại tài sản đảm bảo (bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản ảm bảo):

- ABBANK cần chú trọng việc đánh giá lại tài sản bảo đảm về giá trị tài sản, chất lượng tài sản và rà soát hoàn thiện hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm. Các đơn vị kinh doanh và các cán bộ kinh doanh cũng như các Khối/Phòng/Ban Hội sở làm công tác quản lý tín dụng và cán bộ quản lý tín dụng tại các đơn vị kinh doanh đều được giao nhiệm vụ phải theo dõi và thực hiện việc đánh giá lại này, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm.

Thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện:

Đôn đốc, nhắc nợ bằng văn bản và qua điện thoại, gửi thư mời, lập biên bản làm việc, cam kết trả nợ đối với những khách hàng có khoản vay bị chuyển nợ quá hạn. Đàm phán, thương lượng với khách hàng về vấn đề tự xử lý tài sản bảo đảm để sớm thu hồi nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu và chi phí phát sinh.

Gửi thông báo sẽ tiến hành khởi kiện đối với khách hàng trong trường hợp khách hàng nhiều lần vi phạm nghĩa vụ theo như cam kết, biên bản làm việc; xác minh các nguồn thu nhập để trả nợ của khách hàng, xác minh các mối quan hệ, làm ăn của khách hàng… tạo áp lực để khách hàng trả nợ.

Tiến hành khởi kiện ra Tòa án đối với những khoản nợ xấu kéo dài, khách hàng chây ì không chịu trả nợ, những khoản nợ có những tình huống phát sinh gây ảnh

hưởng đến khả năng trả nợ như: vợ chồng ly hôn, công ty gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, khách hàng bỏ trốn...

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện theo quy định của pháp luật, nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, nhận thông báo đóng tạm ứng án phí và đi nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án. Tham gia vào quá trình tố tụng tại Tòa án để ra được Bản án, Quyết định làm cơ sở để thu hồi nợ.

Trong quá trình thi hành án thì trên cơ sở Bản án, Quyết định của Tòa án, ABBANK tiến hành nộp đơn yêu cầu thi hành án đối với những Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Thúc đẩy quá trình thi hành bản án của Tòa án tại Cơ quan Thi hành án, xử lý phát mãi tài sản để sớm giải quyết các khoản nợ xấu. Quá trình Thi hành án bao gồm: ngăn chặn chuyển dịch tài sản để thi hành án, kê biên, định giá, bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ.

Tại ABBANK thì số lượng khách hàng cùng số khoản nợ vay rất lớn, trong khi điều kiện xử lý nợ còn hạn chế về nhân lực, năng lực thì khó có thể xử lý nhanh nợ xấu được. Trên thực tế, quá trình xử lý một khoản nợ xấu của ngân hàng còn phát sinh vô số tình huống khó khăn, phức tạp, vấp nhiều khó khăn mặt pháp lý. ABBANK cần phân chia các khoản nợ xấu ra thành nhiều loại để tiến hành xử lý có trình tự và đồng bộ với các khoản vay có chung tính chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)