Phát triển thị trường mua bán nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 113 - 114)

1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

3.3.1.3 Phát triển thị trường mua bán nợ xấu

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) tính đến tháng 5/2017 là 2,53%, tăng so với nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2016 (2,46%). Mà hiện tại chỉ có Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC), Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), các ngân hàng và công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) của các ngân hàng tiến hành mua bán nợ.

Việc thành lập thị trường mua bán nợ nhằm nhanh chóng xử lý nợ xấu tồn đọng đã được đề cập đến rất nhiều và từ lâu. mua, bán nợ của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong xã hội. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác xử lý nợ xấu, chính phủ xây dựng cơ chế mua bán nợ phù hợp, đảm bảo hỗ trợ nhanh cho các TCTD trong việc giải quyết dứt điểm khoản nợ xấu trên cơ sở thống nhất mức giá bán nợ hợp lý.

Hiện nay, với những tín hiệu mới từ Nghị quyết 42/2017/QH14 về việc thí điểm xử lý nợ xấu, thị trường mua bán nợ mới được kỳ vọng các cơ quan chức năng sớm cho ra đời. Để đạt được kỳ vọng thì Nhà nước cần nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các doanh nghiệp, khung pháp lý cho hình thành, phát triển và quản lý thị trường mua bán nợ, trong đó nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại Luật Đất đai về nhận thế chấp là quyền sử dụng đất của các tổ chức không phải là các TCTD. Mặt khác, nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về chứng khoán, trong đó xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch nợ trên thị trường chứng khoán và chuyển đổi các khoản nợ xấu thành chứng khoán để giao dịch công khai, minh bạch vào thời điểm thích hợp.

Mặc dù vậy, để tạo sự minh bạch, khả thi và tránh bị lợi dụng, Nhà nước cũng cần phải rõ ràng về mục đích xử lý nợ xấu chứ không phải là xử lý trách nhiệm về nợ xấu, điều đó có nghĩa là thị trường cung cấp những công cụ, giải pháp về pháp lý và kỹ thuật để xử lý nợ xấu, còn trách nhiệm của tổ chức và cá nhân về các khoản nợ đó thì giải quyết và xử lý theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra, Nhà nước tránh sử dụng ngân sách nhà nước, mà dùng nợ và tài sản của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến các khoản nợ đó để xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)