Giải pháp về quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 101 - 103)

1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

3.2.1 Giải pháp về quản trị rủi ro tín dụng

3.2.1.1 Phát triển văn hóa quản trị rủi ro

Văn hóa Quản trị rủi ro cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị rủi ro của toàn ngân hàng ABBANK. Hiện tại, ABBANK chưa xây dựng tầm nhìn, quy tắc và hướng dẫn liên quan đến rủi ro áp dụng trên toàn ngân hàng. Vì vậy, ABBANK cần xây dựng tầm nhìn, quy tắc và hướng dẫn liên quan đến rủi ro áp dụng trên toàn ngân hàng (ví dụ, thực hiện dưới dạng ban hành sổ tay về văn hóa quản lý rủi ro).

ABBANK mới chỉ quy định trách nhiệm báo cáo rủi ro đối với các Chuyên viên Quản lý rủi ro (RO) tại chi nhánh. Vì vậy, Ngân hàng cần ban hành quy định và quy trình báo cáo rủi ro đối với các rủi ro mới phát sinh do nhân viên nhận diện được, quy định về các cấp báo cáo cũng như các quy định về thưởng/phạt đối với việc nhận diện rủi ro áp dụng cho tất cả các nhân viên trong Ngân hàng.

ABBANK đã đưa tiêu chí rủi ro vào việc đánh giá nhân viên đối với một số vị trí (chuyên viên tín dụng, cấp lãnh đạo phê duyệt tín dụng ở chi nhánh, chuyên viên kinh doanh vốn). Vì vậy, Ngân hàng cần mở rộng phạm vi đánh giá nhân viên theo tiêu chí rủi ro ra toàn ngân hàng vì mỗi nhân viên đều có trách nhiệm nhận diện, quản lý và báo cáo rủi ro trong phạm vi công việc mình được phân công.

3.2.1.2 Tăng cường bộ máy quản lý và giám sát

Tuyến phòng thủ thứ hai theo quy định hiện hành của ABBANK chỉ bao gồm Khối Quản lý rủi ro và Khối Quản lý tín dụng. Ngân hàng cần bổ sung thêm Khối Tài chính Kế toán và Ban Pháp chế & Tuân thủ vào tuyến phòng thủ thứ hai do các bộ phận này có chức năng, nhiệm vụ giám sát các bộ phận thuộc tuyến phòng thủ thứ nhất một cách độc lập, đảm bảo tuyến phòng thủ thứ nhất được thiết kế và hoạt động hiệu quả.

Trong cơ cấu tổ chức của ABBANK tồn tại cả Ủy ban Quản lý rủi ro (RMC) trực thuộc Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ủy ban Giám sát rủi ro (ERC) trực thuộc Ban Điều hành.

- Theo thông lệ của các ngân hàng lớn thế giới và ở Việt Nam, luôn tồn tại Ủy ban Quản lý rủi ro là ủy ban chuyên trách trực thuộc HĐQT.

- Đối với Ủy ban/Hội đồng Quản lý rủi ro trực thuộc Ban Điều hành:

Hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới đều thành lập một hoặc nhiều ủy ban giúp việc cho Ban Điều hành trong công tác quản lý rủi ro;

Tuy nhiên, tại Việt Nam với quy mô các ngân hàng tương đối nhỏ so với thế giới. Với mô hình và quy mô hoạt động hiện nay, ABBANK có thể cân nhắc về việc duy trì hoặc không duy trì hoạt động của Ủy ban Giám sát rủi ro (ERC) để hạn chế việc trùng lắp với hoạt động của Ủy ban Quản lý rủi ro (RMC).

3.2.1.3 Tăng chất lượng của khẩu vị rủi ro

Hàng năm, ABBANK đã ban hành khẩu vị rủi ro cho mình. Khẩu vị rủi ro hướng cho ngân hàng ABBANK trong việc kiểm soát các hoạt động có tính chất rủi ro. Khẩu vị rủi ro được xây dựng phù hợp với chiến lược kinh doanh, quản trị rủi ro và định hướng rủi ro bằng việc xác định và quy định rõ các giới hạn cho việc kinh doanh, các hạn mức rủi ro, khả năng chịu đựng và chấp nhận rủi ro. Tuy vậy, việc tổ chức thực

hiện còn cần phải cải thiện để khẩu vị rủi ro phát huy hết được vai trò của mình. Muốn vậy, ABBANK cần cải tiến về các mặt sau:

Về truyền thông – ABBANK chưa xây dựng quy trình truyền thông nội bộ cũng như ra bên ngoài về khẩu vị rủi ro, do đó cần xây dựng quy trình truyền thông về khẩu vị rủi ro nội bộ và ra bên ngoài. Điều này giúp cho CBNV của ABBANK thấu hiểu môi trường kinh doanh và nguồn hiểm họa, thấu hiểu cơ cấu tài trợ và đặc trưng kinh doanh của mình. Từ đó, có chính sách chủ động né tránh các giao dịch vi phạm “khẩu vị rủi ro”, ngăn ngừa tổn thất hoặc chia sẻ rủi ro và tổn thất.

Về phương pháp xây dựng khẩu vị rủi ro thì ABBANK tuy đã thực hiện từ trên xuống kết hợp với từ dưới lên. Nhưng từ dưới lên mới có sự tham gia của các khối kinh doanh ở Hội sở mà chưa có sự tham gia của trưởng các đơn vị kinh doanh. Do đó, khi xây dựng khẩu vị rủi ro cần có trao đổi với cả trưởng các đơn vị kinh doanh và các giám đốc khối kinh doanh. Trưởng các đơn vị kinh doanh sẽ có cách nhìn rõ hơn về thị trường và địa bàn hoạt động của chi nhánh, sẽ có ý kiến đóng góp một cách thực tế hơn cho việc xây dựng Khẩu vị rủi ro hoàn chỉnh.

Một điều cần nhắc đến là ABBANK chưa có các chỉ tiêu chi tiết theo khối/đơn vị kinh doanh, theo danh mục. Do đó, cần cân nhắc mức độ chi tiết mà ABBANK mong muốn để xây dựng các chỉ tiêu tương ứng.

Ngoài ra, ABBANK cũng chưa lần nào thực hiện kiểm thử (stress test) đối với vốn và theo kịch bản nghiêm trọng. Do đó, cần thực hiện kiểm thử (stress test) cho khẩu vị rủi ro. Việc kiểm thử này sẽ giúp ABBANK có thể biết trước là mình có đứng vững trước cơn bão khủng hoảng hay sẽ bị quật ngã. Điều này sẽ giúp ABBANK có những cải thiện để tự tin đối mặt với những biến động thị trường hoặc rủi ro xảy ra.

3.2.1 Giải pháp về quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)