Kinh nghiệm quản trị rủi ro ở một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 37 - 42)

1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro ở một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt

Sau những năm khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như ở Việt Nam, cơ cấu tổ chức của các ngân hàng thương mại cổ phần đã có những thay đổi. Đằng sau các hoạt động sát nhập, giải thể ngân hàng là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng bắt đầu thực hiện chuyên môn hóa các bộ phận nghiệp vụ và các bộ phận kinh doanh. Tín dụng cũng đã có sự tập trung hóa chứ không còn phân tán hơn trước.

Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư …

Mô hình quản lý này thể hiện ở việc hoạt động cấp tín dụng được quản lý tập trung tại Hội sở chính hoặc các Trung tâm vùng, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.

Tín dụng được chia thành các bộ phận với các chức năng khác nhau như quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý tín dụng, định giá tài sản, ... Các ngân hàng thương mại cổ phần như Techcombank, Vietinbank, VIB, VPB, … đã tiến hành quá trình cơ cấu lại bộ máy kinh doanh tín dụng theo hướng này để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng.

Mặc dù vậy, các ngân hàng vẫn gặp những khó khăn trong quản lý rủi ro tín dụng có thể nhận thấy từ môi trường thông tin, trong đó tính minh bạch, chính xác, rõ ràng của các thông tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin về khách hàng, thực hiện phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cảnh báo…, góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam vì mục tiêu an toàn, hiệu quả nhưng những đòi hỏi về thông tin của các ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng một cách đáng tin cậy, nhanh chóng và kịp thời. Các thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bị bắt buộc phải qua kiểm toán nên độ chính xác của các báo cáo chưa cao. Việc tìm kiếm thông tin cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin bất cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được trên thị trường tài chính Việt Nam. Quy trình cấp tín dụng mới lại yêu cầu tách bạch chức năng bán hàng và chức năng thẩm định tín dụng, do đó, cán bộ thẩm định không tiếp xúc khách hàng (để đảm bảo tính khách quan) nên phải có đầy đủ các thông tin để có thể đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn và hợp lý.

Sự phân tách bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ đã tạo nên những khối chức năng độc lập nhưng lại chưa đảm bảo mối dây liên kết chặt chẽ, đôi khi còn cản trở nhau trong tác nghiệp.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của TechcomBank:

Được thành lập từ những năm đầu thập niên 90, khi kinh tế mở cửa và chuyển mình, Techcombank không ngừng nỗ lực nắm bắt cơ hội để trưởng thành mạnh mẽ về cả quy mô và sự công nhận của Thị trường.

Hình 1.1 Dự nợ quá hạn Techcombank năm 2016

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Techcombank năm 2016 [18, tr.173]) Tại thời điểm 31/12/2016, dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank đạt 142.616 tỷ đồng, tăng trưởng 27.13% so với năm 2015.

Mặc dù số dư nợ tăng trưởng nhanh, Techcombank vẫn kiểm soát tốt các khoản nợ quá hạn được thể hiện bằng tỷ lệ nợ nhóm 3-5 giảm từ 1,67% năm 2015 xuống 1,57% năm 2016. Tỷ lệ dự phòng trên dư nợ quá hạn (nhóm 3-5) của ngân hàng tăng lên trong năm 2016 và đạt mức 66,6% - Tỷ lệ này càng cao thì những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu càng được giảm thiểu, hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng cũng được đảm bảo an toàn hơn.

Trong năm 2016, Techcombank đã nỗ lực thu hồi và xử lý các khoản nợ quá hạn đã được bán sang Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) để thực hiện tất toán dần các trái phiếu đặc biệt VAMC. Qua đó, số dư trái phiếu này tại thời điểm 31/12/2016 đã giảm đến 21,9% so với thời điểm cuối năm trước, ở mức 2.922 tỷ đồng. Techcombank đã lên kế hoạch xử lý hết trái phiếu VAMC trong năm 2017.

Để quản lý rủi ro tín dụng, Techcombank sử dụng các công cụ: xây dựng chính sách và ban hành các quy định liên quan công tác quản lý rủi ro tín dụng; xây dựng các quy trình tín dụng; thực hiện rà soát rủi ro tín dụng; xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ; phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank

Kết thúc năm 2016, VietinBank tiếp tục là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu về quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời.

Về cho vay khách hàng thì năm 2016 Vietinbank cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng, tăng 23% so với năm 2015, tỷ trọng dư nợ cho vay/tổng tài sản ở mức 70%. Dư nợ tăng trưởng tín dụng tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và các ngành được Chính phủ khuyến khích phát triển, phản ánh đúng chiến lược kinh doanh của Ban Lãnh đạo VietinBank. Tương đương với tăng trưởng dư nợ là tăng trưởng về thu lãi cho vay. Thu lãi năm 2016 đã tăng 25% so với năm 2015. VietinBank luôn chú trọng kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ nghiêm túc việc phân loại nợ theo quy định của NHNN. VietinBank tiếp tục duy trì chất lượng tài sản hàng đầu với tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,9% - thấp nhất trong các NHTM tại Việt Nam.

VietinBank nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật trong công tác quản trị điều hành, chú trọng nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt với những rủi ro liên quan tới tín dụng. Cùng với đó, VietinBank tăng cường công tác kiểm tra giám sát trên phạm vi toàn hệ thống, nâng cao hiệu quả mô hình 3 vòng kiểm soát, trong đó tăng cường nhận thức, văn hóa tuân thủ tại vòng 1. Khi phương án tăng vốn của VietinBank được thông qua, VietinBank phấn đấu trở thành ngân hàng thương mại tiên phong trong việc áp dụng tiêu chuẩn tính vốn theo Basel II, phù hợp với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trước thời hạn. Ngoài ra, bám sát chủ trương và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, VietinBank tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tăng cường thu hồi xử lý rủi ro, nợ bán cho VAMC trong năm 2017.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của VP bank

Đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng từ Ngân hàng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, VPBank triển khai mô hình bán lẻ với sự hỗ trợ của công ty tư vấn quốc tế Mc Kinsey & Company. Từ đó đến nay, VPBank đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt trong các dịch vụ cho vay khách hàng.

Hình 1.2 Tổng tài sản và cho vay khách hàng của VPBANK năm 2016 (Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng VPBANK năm 2016 [19, tr.4])

Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của VPBank đạt gần 16.900 tỷ, riêng Ngân hàng đạt gần 9.300 tỷ, và thuộc top dẫn đầu khối ngân hàng TMCP tư nhân. Tổng tài sản của VPBank đạt 228.771 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với cuối năm 2015. Cấu trúc tài sản tiếp tục tập trung tăng trưởng bền vững với sự đóng góp đáng kể của các hoạt động cốt lõi, trong đó - cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh nhất với mức 24%, đóng góp 62% tổng tài sản và danh mục chứng khoán cũng đóng góp 18% tổng tài sản. Trong năm 2016, VPBank tiếp tục tập trung rà soát và hoàn thiện các tiêu chí thẩm định tín dụng nhằm kiểm soát nợ xấu. Nhờ áp dụng thẻ điểm cho các hồ sơ tín dụng của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và mô hình xếp hạng tín dụng với khách hàng doanh nghiệp lớn và định chế tài chính, VPBank đã lựa chọn được những khách hàng có chất lượng tín dụng tốt. Bên cạnh đó, hệ thống thu hồi nợ đã được hoàn thiện và chuyên môn hóa theo khách hàng, tuổi nợ và đã đạt được những kết quả khả quan. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu của toàn Ngân hàng được kiểm soát tốt, luôn duy trì ở mức dưới 3%. Đồng thời, Ngân hàng cũng xây dựng và áp dụng mô hình chấm điểm hành vi để bán thêm, bán chéo và quản lý hạn mức của các khách hàng hiện hữu. VPBank cũng là một trong những ngân hàng đi đầu ở Việt Nam trong việc xây dựng mô hình chấm điểm dựa trên dữ liệu lớn cho khách hàng cá nhân. Để giám sát và quản lý danh mục tín dụng hiện tại, Ngân hàng cũng áp dụng các phân tích sâu về danh mục, hệ thống cảnh báo sớm với tất cả các đối tượng khách hàng và quy trình rà soát tín dụng để kiểm tra ngẫu nhiên và xử lý các rủi ro cao. Ngoài ra, Ngân

hàng đã nâng cấp thành công Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội và ban hành chính sách và quy trình liên quan, đồng thời triển khai đào tạo sâu về hệ thống này cho các chuyên viên tín dụng.

Năm 2016, VPBank đã tăng cường một cách đáng kể hiệu quả của các quy trình thu hồi nợ nhờ triển khai giải pháp công nghệ thông tin mới cho xử lý nợ cùng với Tổng đài nhắc nợ tự động. Ngân hàng cũng xây dựng các chiến lược trước xử lý nợ toàn diện, qua đó cải tiến chất lượng của các danh mục tín dụng. Các công cụ phân tích và hệ thống thu hồi nợ mới đã cho phép quản lý hiệu suất thu hồi nợ một cách chủ động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 37 - 42)