Nâng cao năng lực quản lý, giám sát khoản vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 108 - 109)

1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

3.2.1.5 Nâng cao năng lực quản lý, giám sát khoản vay

Để góp phần nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động tín dụng của ABBANK, cần phải có một cơ chế kiểm tra kiểm soát chặt chẽ từ khâu xem xét cho vay đến khi khách hàng vay đã hoàn trả hết nợ. Qua việc kiểm soát chặt chẽ có thể biết được việc cho vay có đúng mục đích không, có đạt hiệu quả như mong đợi không. Ngoài ra, qua kiểm tra kiểm soát cũng có thể phát hiện ra các vướng mắc về quy trình nghiệp vụ, từ đó có những nghiên cứu điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn đồng thời, qua kiểm tra có thể ngăn chặn kịp thời các hiện tượng làm sai, mưu lợi cá nhân… để nhằm ngày càng làm trong sạch chất lượng tín dụng. Việc kiểm tra kiểm soát tín dụng phải được tiến hành một cách thường xuyên, rộng khắp không chỉ là kiểm tra trong nội bộ từng chi nhánh, mà sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra đi kiểm tra tất cả các chi nhánh hoặc tổ chức kiểm tra chéo giữa các chi nhánh với nhau. Có như vậy mới bảo đảm kết quả kiểm tra được khách quan và có hiệu quả.

ABBANK cần xây dựng Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng khách hàng (EWS -Early Warning System). Hệ thống EWS sẽ giúp ngân hàng chủ động xử lý và hỗ trợ khách hàng, hạn chế khả năng phát sinh nợ xấu, tăng chất lượng tín dụng của hệ thống. Hệ thống sẽ tự động tiến hành sàng lọc và phân loại thông tin đầu vào, cán bộ tín dụng sẽ có được bức tranh tổng quan hơn về danh mục khách hàng, nhận diện sớm những khách hàng tiềm ẩn rủi ro. Việc phát triển hệ thống EWS không phải dễ dàng có thể tự phát triển mà phải đặt hàng hoặc mua phần mềm từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp bên ngoài với chi phí khá lớn chưa kể đến thời gian và chi phí để chỉnh sửa cho phù hợp với hệ thống Core banking của ngân hàng, tích hợp và liên kết dữ liệu từ động giữa EWS và các hệ thống dữ liệu khác của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần cân nhắc triển khai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)