1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.3.2 Bài học đối với Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
Như vậy, việc nâng cao vai trò quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt Nam luôn là một công tác không thể thiếu và song hành đối với việc phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng mà đặc biệt là phát triển dư nợ tín dụng. Các ngân hàng luôn tìm cách hoàn thiện công tác này. Từ những kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước thì Ngân hàng TMCP An Bình có thể nghiên cứu các bài học như sau:
Thứ nhất có thể thấy rằng xu hướng các ngân hàng đều tăng cường việc chuyên môn hóa, tách bạch rõ các chức năng trong quá trình cho vay khách hàng; Việc chuyên môn hóa chức năng trong quá trình cho vay sẽ phân định rõ ràng hơn về pháp lý và trách nhiệm của nhân sự tham gia quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Đồng nghĩa với việc tăng năng suất lao động và hạn chế rủi ro tác nghiệp khi thực thi cũng như là lãnh đạo ngân hàng dễ dàng hơn trong việc kiểm soát quá trình cho vay.
Thứ hai là Nâng cao việc tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động tín dụng; Nâng cao khả năng giám sát các khoản vay trước, trong và sau khi vay;
Thứ ba là hoàn thiện bộ chấm điểm tín dụng cho khách hàng.
Thứ tư là các ngân hàng luôn cố gắng áp dụng các nguyên tắc về quản trị rủi ro tín dụng theo Ủy ban Basel. Các ngân hàng dần từng bước xây dựng ý thức về quản trị rủi ro trên toàn hệ thống. Các nhân viên trong ngân hàng được đào tạo để hiểu biết và tham gia tự xác định rủi ro tín dụng – xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm tín dụng, hoạt động tín dụng và quy trình tín dụng của ngân hàng.
Thứ năm là Ngân hàng TMCP An Bình có thể học hỏi được là các ngân hàng đều xây dựng Data warehouse để lưu trữ dữ liệu số một cách tập trung để sử dụng cho việc báo cáo, phân tích, xử lý rủi ro tín dụng.
Tất cả các bài học trên tất nhiên điều này không thể một sớm một chiều mà Ngân hàng TMCP An Bình có thể nắm bắt và triển khai tốt ngay được mà nó cần đòi hỏi thực hiện qua những khoảng thời gian nhất định và cần được thực hiện một cách đồng bộ thống nhất và phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành Ngân hàng Việt Nam. Dựa vào các bài học kinh nghiệm của các Ngân hàng đi trước mà các ngân hàng TMCP An Bình, có tuổi đời ít hơn sẽ thực hiện các công tác quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn, tốn ít tài nguyên, nhân lực hơn. Ngân hàng TMCP An Bình không phải là ngân hàng đi tiên phong cũng như đã có một bộ máy, quy trình về quản trị rủi ro tín dụng hoàn hảo mà xét trên góc độ thực tế thì còn phải học hỏi rất nhiều những bài học, kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước, đặc biệt là những ngân hàng có tuổi đời lâu hơn, có nhiều kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng. Các bài học, kinh nghiệm có thể có từ việc thường xuyên trao đổi giữa các cán bộ ở các ngân hàng. Ngoài ra, có thể cử các đoàn công tác sang học hỏi kinh nghiệm và với xu thế hiện nay thì việc tuyển dụng các cán bộ có kinh nghiệm cũng là một giải pháp tốt cho công tác này.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Nội dung Chương 1 của luận văn đã đề cập đến các vấn đề như sau:
Đưa ra một số cơ sở khoa học quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Phân loại các rủi ro tín dụng cùng với phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
Khẳng định vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của quản trị rủi ro đối với điều hành, quản trị ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng đối với hệ thống ngân hàng hiện đại.
Chương 1 cũng đã nêu lên được nội dung của quản trị rủi ro tín dụng; các chỉ tiêu quan trọng để xác định hiệu quả thực thi và các yếu tố liên quan ảnh hưởng như thế nào đến công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, nội dung chương này còn phân tích các hoạt động về quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng TMCP ở Việt Nam. Để từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm mà Ngân hàng TMCP An Bình có thể học hỏi tích lũy.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH