Nâng cao chất lượng bộ máy quản trị rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 103 - 105)

1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

3.2.1.1 Nâng cao chất lượng bộ máy quản trị rủi ro tín dụng:

Con người là yếu tố quan trọng nhất và là cốt lõi của mọi vấn đề. Do đó, yếu tố con người cần phải được nghiêm túc, cân nhắc đưa lên hàng đầu. Nhân sự tốt thì tổ chức mới tốt được, nhân sự tốt thì hiệu quả công việc sẽ được nâng lên, lợi ích doanh

nghiệp cũng sẽ được nâng lên. Muốn công tác quản trị rủi ro tín dụng được tốt thì cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các nhân sự làm công việc liên quan.

- Đối với nhân lực phụ trách công việc: Biết rằng công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ trải đều theo ba lớp như trên nhưng những nhân lực chuyên trách là cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các nhân lực tham gia trong các tuyến phòng thủ. Phòng Quản lý rủi ro tín dụng cần phải được mở rộng quy mô đủ nhân sự để thực thi hoạt động một cách đầy đủ tránh tình trạng kiêm nhiệm như hiện nay (6 người đã bao gồm trưởng phòng). Phòng Quản lý rủi ro tín dụng cần có đủ nhân lực thực hiện các công việc một cách chuyên môn hóa cao hơn đặc biệt là kiến thức về Kinh tế lượng và xác suất thống kê chứ không phải chịu kiêm nhiệm như hiện tại. Ngoài ra, với việc ngày càng hoàn thiện công tác tín dụng theo chuẩn quốc tế thì việc mở rộng quy mô nhân sự cũng sẽ giúp cho ngân hàng giảm tải khi đồng loạt triển khai các dự án hiện đại hóa và các dự án cải tiến nâng cao chất lượng ngân hàng theo thông lệ quốc tế mà ở đây là các dự án sát sườn như dự án Basel II, dự án KPI, dự án hoàn thiện Xếp hạng tín dụng, …

- Các cán bộ chuyên trách cần đủ trình độ, năng lực do đó phải thường xuyên mở các lớp đào tạo cho các cán bộ chuyên trách để nắm được những đổi mới, những yêu cầu mới của công việc. Đưa các cán bộ sang các tổ chức tín dụng để trao đổi kinh nghiệm hoặc mời các nhân sự có kinh nghiệm sang đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ. Việc thu hút nguồn nhân sự của các ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam và ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam về làm cũng là một phương án tốt mặc dù sẽ khó khăn hơn bởi việc tạo ngoại lệ đối với chế độ, chính sách lương, thưởng hiện tại của ngân hàng.

- Để hạn chế, phòng ngừa rủi ro về đạo đức nghề nghiệp thì ngân hàng cần có những quy định, chế tài hợp pháp đối với các hành vi có thể dẫn tới rủi ro tín dụng. Nên lập sổ tay, cẩm nang rủi ro tín dụng, thường xuyên cập nhật thông tin rủi ro đạo đức cho các cán bộ tín dụng và cả các cán bộ trên toàn ngân hàng. Có thể mở các lớp đào tạo nội bộ về đạo được nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)