Nhân tố công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 36 - 37)

1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.2.4.3 Nhân tố công nghệ

Hiện nay mức độ ứng dụng của công nghệ thông tin vào các hoạt động của các ngân hàng ngày một gia tăng. Xu hướng dịch vụ tự động hoá trong ngành ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải có sự đầu tư thích hợp đối với hệ thống công nghệ thông tin. Do đó, để tránh tụt hậu thì việc đầu tư công nghệ có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của một ngân hàng trên thị trường trong những năm tới đây. Với định hướng xây dựng ngân hàng là một ngân hàng hiện đại thì cần phải có Hệ thống công nghệ tương xứng với một ngân hàng hiện đại.

Việc đầu tư hệ thống công nghệ hiện đại như hệ thống Core Banking và các phần mềm quản lý khác giúp cho việc quản lý tốt hơn, ước tính khoảng 80% công việc quản lý sẽ được thực hiện bằng hệ thống tự động hoá. Nhờ đó ngân hàng không phải tuyển dụng nhiều cán bộ quản lý như đối với hệ thống thông tin quản lý xây dựng dựa trên mô hình thủ công.

Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đều đã trang bị hệ thống thông tin hiện đại để xây dựng các mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, online trực tuyến với các giao dịch. Trong xu thế toàn cầu hóa và sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt, chúng ta càng thấy vai trò của công nghệ đối với hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng. Công nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp ngân hàng trong lĩnh vực quản trị, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra công nghệ cũng cho phép ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, từ đó đưa ra các công cụ hỗ trợ để giúp ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn.

Như vậy, các nhân tố thuộc ba nhóm nhân tố trên vừa có tính độc lập tương đối, vừa quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau, có thể làm cho hoạt động của ngân hàng thương mại giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng ngân hàng. Nhưng chúng cũng có thể gây ra những tổn thất, thậm chí rất lớn, dẫn tới phá sản của một hoặc một số ngân hàng. Chẳng hạn sự yếu kém, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán trong cơ chế, chính sách cho vay, dẫn tới tình trạng cán bộ quản lý, hoặc người đi vay lợi dụng, đặc biệt nguy hại khi cán bộ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của ngân hàng thương mại bị sa sút phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 36 - 37)