MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH CHẤT LƢỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 82 - 86)

1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

2.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH CHẤT LƢỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Để có thể đánh giá một cách chính xác nhất chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK, ta cần xem xét một cách cụ thể và chi tiết theo các tiêu chí định lượng và có sự so sánh kết quả đối với chuẩn theo quy định hoặc với các chỉ tiêu chung của ngành.

Các con số sẽ nói lên đầy đủ kết quả của việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng và từ đó ngân hàng sẽ đưa ra được quyết sách hợp lý để có những điều chỉnh phù hợp.

Dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng thương mại là toàn bộ các khoản tín dụng cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác nhau tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ, tiêu dùng… ở thành thị và ở nông thôn. Việc tăng trưởng dư nợ tín dụng, đồng nghĩa với việc tăng rủi ro, như vậy ta sẽ xem chỉ tiêu “Dư

nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay khách hàng”. Chỉ tiêu này phản ánh

quy mô tín dụng đối với khách hàng. Khi đánh giá chỉ tiêu này, phải đánh giá tỷ trọng của nó so với tổng dư nợ cho vay và đầu tư, tổng tài sản có của ngân hàng thương mại và so với kế hoạch, so với năm trước.

-

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng và nhu cầu tiếp nhận vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Đánh giá chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay vốn đối với khách hàng như trên phải so sánh với tốc độ tăng trưởng tín

dụng của các ngành, thành phần kinh tế khác so với các năm trước và so với đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ thị trường I của ABBANK = 30% cao hơn mức tăng trưởng tín dụng của ngành (18,71%). Cho thấy hiệu quả của sự mở rộng về mạng lưới, quy mô cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu là khá cao chứng tỏ mức độ hoạt động của ngân hàng là ổn định và có hiệu quả trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng.

- Chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng

Tỷ lệ nợ quá hạn của ABBANK tại thời điểm cuối năm 2016 là khoảng 3,7% cũng là khá thấp, chủ yếu là các khoản nợ quá hạn chưa phải là nợ xấu. Nợ quá hạn của ABBANK được đánh giá và kiểm soát khá tốt bởi phần mềm lõi ngân hàng hiện đại tính nhóm nợ theo từng ngày chứ không theo kỳ báo cáo của Ngân hàng Nhà nước. Báo cáo và sao kê nợ quá hạn của từng chi nhánh được hiển thị đầy đủ thông tin về khoản nợ quá hạn giúp cho cán bộ tín dụng giám sát các khoản nợ.

- Chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu có nội hàm sâu hơn nợ quá hạn. Nợ xấu có thể đang là nợ trong hạn nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng đã xấu đi nghiêm trọng. Nợ xấu còn bao gồm các khoản đã xử lý hoặc xóa đưa ra ngoại bảng nhưng nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và trách nhiệm thu nợ của ngân hàng vẫn còn giá trị.

Tỷ lệ nợ xấu của ABBANK tính đến cuối năm 2016 là 1,98% là khá thấp so mặt bằng chung các ngân hàng. Một phần do ABBANK có tổng dư nợ tín dụng không phải là quá cao, một phần cũng do sự chặt chẽ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Tỷ lệ cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ABBANK, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ABBANK trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

- Chỉ tiêu: Lợi nhuận gộp cho vay Lợi nhuận gộp cho

vay khác hàng

Thu nhập bao gồm: thu nhập từ tiền lãi (thu lãi cho vay và thu lãi tiền gửi), hoa hồng và phí cam kết, thu nhập từ các nghiệp vụ khác (bao gồm: phí dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh và chứng khoán, thu dịch vụ tư vấn, thu từ các dịch vụ ngân hàng khác, thu khác). Thu nhập bất thường, thu khác.

Chi phí về tiền lãi bao gồm: Chi trả theo lãi suất tiền gửi, trả lãi tiền vay, chi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí dịch vụ, chi phí bất thường, chi khác.

Lợi nhuận gộp là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tổng quát quy mô, trình độ quản lý trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, tăng thu nhập và giảm chi phí về tiền lãi luôn là mục tiêu để các ngân hàng có thể tối đa hóa lợi nhuận.

Tỷ lệ lợi nhuận gộp của ABBANK là khoảng 1.37% là cao thể hiện hiệu quả trong công tác cho vay của ngân hàng. Con số này thể hiện được sự gia tăng lợi nhuận lại giảm chi phí cho vay. Mặc dù nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chi phí cho vay tại thời điểm hiện tại là khá cao cho dù NHNN đã áp dụng mức sàn cho tiền gửi.

- Chỉ tiêu: Lợi nhuận ròng trước thuế:

Lợi nhuận ròng trước thuế = Lợi nhuận gộp – chi phí quản lý

Chi phí nghiệp vụ, hay còn gọi là chi phí quản lý bao gồm: chi phí cho nhân viên, thuê trụ sở, chi phí về thông tin, bưu điện, khấu hao, chi phí chung và quản lý, chi phí khác. Chi phí nghiệp vụ phản ánh quy mô, cơ cấu các khoản chi phí quản lý của ngân hàng; nếu khoản chi này lớn hơn lợi nhuận gộp thì ngân hàng bị lỗ vốn, cần phải tiết giảm các khoản chi.

Lợi nhuận ròng trước thuế của ABBANK năm 2016 đạt hơn 288 tỷ đồng ,năm 2015 là 107 tỷ. Có thể thấy rằng lợi nhuận tăng mạnh mẽ trong năm 2016 cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng phát triển đều đặn theo từng năm.

Chỉ tiêu này trong mối quan hệ so sánh với chỉ tiêu lợi nhuận ròng trước thuế, phản ánh mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước

Lợi nhuận ròng sau thuế của ABBANK năm 2016 đạt hơn 243 tỷ đồng ,năm 2015 là 88 tỷ. Tức là ABBANK đã đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng hơn 40 tỷ trong năm 2016 và 20 tỷ năm 2015.

- Chi tiêu: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE)

ROA

- ROA: Return on asset; ROE: Return on Equity

Lợi nhuận sau thuế ABBANK năm 2016 là 234,458 triệu đồng, Tổng tài sản có là 74,431,564 triệu đồng, Vốn chủ sở hữu là 5,319 tỷ đồng. Do đó, ta có:

ROA = 0.315% ROE = 4.04%

Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của ngân hàng càng cao là cơ sở để ngân hàng tăng quy mô vốn cũng như năng lực tài chính của mình. Theo chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của Moody’s thì các chỉ tiêu khả năng sinh lời được đánh giá tốt trong khung: ROA≥1%; ROE ≥12-15%. Như vậy, các chỉ số ROA và ROE của ABBANK còn khá thấp so với khung. Mặc dù vậy, đánh giá tổng quan ngành ngân hàng ở Việt Nam thì rất hiếm Ngân hàng nào đạt được chuẩn này. Theo thống kê thì hiện chỉ có Techcombank còn các Ngân hàng TMCP lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV cũng khoảng 0.4% đến 0.7% mà thôi. Như vậy, so với chỉ tiêu

Lợi nhuận ròng sau thuế = Lợi nhuận ròng trước thuế - Thuế GTGT, lợi tức

chung của ngành thì ROE và ROA của ABBANK cũng là khá khả quan, thể hiện được tiềm năng của mình.

- Ngoài ra, ABBANK còn xem xét các chỉ tiêu khác tính chi tiết trên tổng giao dịch của từng khách hàng như: Chỉ tiêu lợi nhuận, Thu lãi tín dụng, thu phí dịch vụ,… để có thể phân loại chính xác hơn nữa cho mỗi khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)