Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 45 - 48)

1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức

Với bề dày kinh nghiệm 24 năm hoạt động trên thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) được đánh giá là một trong những ngân hàng có sự phát triển bền vững và ổn định.

Được thành lập vào ngày 13/05/1993, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng TMCP nông thôn An Bình. Từ khi được nâng cấp thành ngân hàng quy mô đô thị (giai đoạn 2002 – 2004), ABBANK đã có những bước tiến khá dài với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Từ vốn điều lệ 5 tỷ đồng năm 2002 đến năm 2004 đã nâng vốn điều lệ lên 70,04 tỷ đồng. Năm 2005 có sự gia nhập của cổ đông chiến lược là Tập đoàn điện lực Việt Nam và Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Geleximco nâng vốn ngân hàng lên 165 tỷ đồng. Năm 2006, ABBANK nâng vốn lên 1131 tỷ đồng, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng dịch vụ ngân hàng. Trải qua nhiều lần tăng vốn và sự tham gia của các cổ đông chiến lược như Maybank, IFC,... đến nay vốn điều lệ của Ngân hàng đã đạt 5,319 tỷ đồng.

Định hướng kinh doanh theo quan điểm thận trọng, bởi vậy các chỉ tiêu tài chính của ABBANK luôn tăng trưởng ổn định, các chỉ tiêu đảm bảo an toàn đều được giữ vững. Bên cạnh đó, cùng sự sát cánh và hỗ trợ của các cổ đông là các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Geleximco, Maybank - ngân hàng lớn nhất Malaysia, và Tổ chức tài chính quốc tế - IFC (trực thuộc Ngân hàng Thế giới), ABBANK có nguồn lực tài chính vững mạnh và cơ cấu quản trị theo những thông lệ quốc tế tốt nhất, và phát triển mạnh mẽ như một ngân hàng bán lẻ đa năng. Với vốn điều lệ là 5,319 tỷ đồng và mạng lưới lên tới 159 điểm giao dịch, ABBANK tự tin phục vụ hơn 450.000 khách hàng cá nhân và gần 18.500 khách hàng doanh nghiệp tại 33 tỉnh thành trên toàn quốc.

Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng điện lực.

ABBANK hướng tới 5 giá trị cốt lõi là (1) Hướng đến kết quả; (2) Trách nhiệm; (3) Sáng tạo có giá trị; (4) Thân thiện đồng cảm; (5) Tinh thần phục vụ.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, ABBANK sẽ cung ứng các sản phẩm - dịch vụ tài chính - ngân hàng trọn gói, đáp ứng nhiều nhu cầu đa dạng của khách hàng như: tài trợ (nhập khẩu/ xuất khẩu, dự án đầu tư, tài trợ thương mại…); cho vay (bổ sung vốn kinh doanh trả góp, cầm cố hàng hóa…); bảo lãnh; thanh toán quốc tế và các sản phẩm tiền gửi (tài khoản thanh toán, tiền gửi rút vốn linh hoạt, tiền gửi ký quỹ v.v…).

Đặc biệt, ABBANK là một trong những ngân hàng đầu tiên thành lập riêng một Trung tâm dịch vụ khách hàng SME, với chức năng phục vụ chuyên biệt nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (Đến nay Trung tâm SME đã phát triển thành Khối khách hàng SME). Tại ABBANK, khách hàng SME sẽ được tư vấn và cung cấp một gói sản phẩm bao gồm toàn bộ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ tiền vay, bảo lãnh, tiền gửi đến các dịch vụ thanh toán quốc tế, quản lý tiền tệ... Các sản phẩm trong mỗi “gói” sản phẩm được chọn lọc theo loại hình hoạt động của doanh nghiệp (kinh doanh trong nước hay xuất nhập khẩu; doanh nghiệp sản xuất hay thương mại, dịch vụ; Nhà thầu…), sau đó sẽ được cấu trúc lại để phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp (tình hình tài chính, chu kỳ phát triển, phương thức kinh doanh…) cùng với một mức giá trọn gói hợp lý giúp tối đa hóa hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ABBANK còn tiếp tục tham gia dự án SMEFP III do chính phủ Nhật Bản tài trợ, cũng như thường xuyên triển khai các gói ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với khách hàng cá nhân, ABBANK tự tin cung cấp tới khách hàng nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tiền gửi an toàn, hiệu quả và các sản phẩm cho vay tiêu dùng linh hoạt ( vay mua nhà, vay sản xuất kinh doanh, vay mua xe; vay du học…), cùng các dịch vụ đa dạng (chuyển tiền trong và ngoài nước, thanh toán tiền điện…). Đặc biệt, ABBANK chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, phù hợp với xu thế mới và gia tăng tiện ích cho khách hàng như Online Banking, SMS Banking, Mobile

Banking… Mới đây nhất, ABBANK đã đáp ứng những yêu cầu khắt khe để được công nhận là thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế Visa, đánh dấu bước phát triển lớn của ABBANK về công nghệ và mở rộng hoạt động trên thị trường thẻ.

Đối với nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn Điện lực và các đơn vị thành viên, với lợi thế am hiểu chuyên sâu ngành điện, thấu hiểu khách hàng, ABBANK đã nghiên cứu và triển khai nhiều sản phẩm tối ưu dành riêng cho khách hàng điện lực: Thu hộ tiền điện, Quản lý dòng tiền, Thu xếp vốn cho các dự án truyền tải điện, Gói sản phẩm dành cho Nhà thầu Điện lực…

Với định hướng phát triển trở thành một ngân hàng bán lẻ, định vị sự khác biệt của ABBANK trên thị trường tài chính là một ngân hàng thân thiện với cộng đồng. Thái độ phục vụ thân thiện, chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ nhân viên là tiêu chí và là kim chỉ nam cho hoạt động của ABBANK. Chọn phương châm kinh doanh là “Trao giải pháp – Nhận nụ cƣời”, ABBANK mong muốn trở thành địa chỉ tin cậy, mang đến những giải pháp tài chính hiệu quả và nhận được nụ cười, sự hài lòng của khách hàng sau mỗi lần giao dịch.

Hiện tại, trải qua 24 năm, ABBANK đã thực sự xây dựng và khẳng định niềm tin vững chắc vào tiềm năng cũng như sự phát triển của mình trên thị trường tài chính Việt Nam

Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ABBANK

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP An Bình năm 2016 [20, tr.24-25]) Công ty con, công ty liên kết:

1. Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP An Bình (ABBA)

2. Công ty TNHH MTV Dịch vụ bảo vệ ABBA (ABBAS) 3. Công ty CP Chứng khoán An Bình (ABS)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 45 - 48)