Định hướng phát triển tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 99 - 101)

1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

3.1.2 Định hướng phát triển tín dụng

Định hướng phát triển tín dụng năm đến năm 2020 được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống ABBANK đối với các khách hàng đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định hiện hành của ABBANK [15], [27].

Xây dựng danh mục đầu tư tín dụng tối ưu trên cơ sở Khẩu vị rủi ro [14], Kế hoạch kinh doanh của ABBANK trên từng năm và Kế hoạch phát triển tín dụng trong từng năm của các Chi nhánh, Phòng Giao dịch.

Đa dạng hóa, giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo hoạt động kinh doanh của ABBANK phát triển bền vững, lâu dài.

Bảo đảm các tỷ lệ an toàn, cơ cấu tín dụng phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng tạo sự phát triển đồng bộ, thống nhất trên toàn hệ thống, tránh tình trạng cho vay tập trung quá cao đối với một số khách hàng, nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực ảnh hưởng đến cân đối chung toàn ngân hàng và nhằm giảm thiểu rủi ro khi kinh tế khủng hoảng, suy thoái, thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, thị trường, nguồn nhân lực.

Khai thác, phát huy thế mạnh đặc thù của vùng, miền, địa phương nhằm tăng doanh số tín dụng và tăng năng lực cạnh tranh của ABBANK.

Phát triển những sản phẩm chủ lực: Tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay bổ sung vốn lưu động đối với nhà thầu điện lực, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng có uy tín, thương hiệu và thị phần trên thị trường…

ABBANK tập trung vào cho vay thị trường 1, phân chia khách hàng thành khối khách hàng cá nhân, khối khách hàng doanh nghiệp gồm có doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, ABBANK phân chia khách hàng theo ngành nghề và sản phẩm, dịch vụ.

ABBANK đưa ra biên độ hạn mức cho phép của các ngành nghề, sản phẩm. Ngoài ra, thang nợ xấu (NPL) được chia thành 5 mức và sẽ cảnh báo tại ngưỡng rủi ro tín dụng, cụ thể như sau: - Mức 1: NPL/ doanh nghiệp ngành/sản phẩm: ≤ 1 - Mức 2: NPL/ doanh nghiệp ngành/sản phẩm: > 1 - 3% - Mức 3: NPL/ doanh nghiệp ngành/sản phẩm: > 3 - 5% - Mức 4: NPL/ doanh nghiệp ngành/sản phẩm: > 5 - 7% - Mức 5: NPL/ doanh nghiệp ngành/sản phẩm: > 7%

Đối với các ngành/ sản phẩm có NPL tại mức 4, 5 sẽ được theo dõi chặt chẽ và có lộ trình xử lý phù hợp.

ABBANK đảm bảo tại mọi thời điểm, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đảm bảo quy định của NHNN đến 31.12.2017 là

50% và đến 01.01.2018 là 40%.

ABBANK quản lý, theo dõi và báo cáo giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định. Các khoản cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan từ 1% vốn tự có trở lên phải được báo cáo theo định kỳ. Đối với cho vay bằng ngoại tệ thì ABBANK xem xét cho vay bằng ngoại tệ, thực hiện theo quy định của NHNN.

Để đạt được những định hướng chiến lược trên thì ABBANK cần có những thay đổi mang tính đột phá và đạt hiệu quả cao đồng thời lại tiết kiệm chi phí ở mức thấp nhất. Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với cán bộ nhân viên, lãnh đạo ABBANK trong thời gian tới.

3.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình

Mặc dù các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM thường chi tiết hóa trong Quy chế hoạt động cũng như Điều lệ hoạt động và cũng đã được chi tiết hóa trong các Quy trình, quy chế nhưng vẫn tồn tại rất nhiều những hạn chế mà các NHTM phải luôn hoàn thiện theo xu hướng phát triển của nền kinh tế. ABBANK cũng vậy, như đã đề cập ở trên thì ABBNK đã xây dựng được bức tường 3 (Ba) lớp ngăn ngừa rủi ro nói chung và ngăn ngừa rủi ro tín dụng nói riêng khá hiệu quả ở thời điểm hiện tại mặc dù bức tường đó vẫn còn cần phải được hoàn thiện để vững chắc và hiệu quả hơn nữa. Muốn vậy, ABBANK còn rất nhiều việc phải làm để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Trong đó, việc khắc phục những vấn đề còn tồn đọng trong công tác Quản trị rủi ro tín dụng là việc rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Mặc dù phạm vi đề tài là Quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK nhưng Quản trị rủi ro tín dụng là một cấu phần trong Quản trị rủi ro tổng thể. Từ những lý do trên, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng với ABBANK về cả công tác quản trị rủi ro và công tác quản trị rủi ro tín dụng như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)