Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 116 - 117)

1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

3.3.2.2 Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng

Nhận diện và kiểm soát tốt rủi ro hệ thống là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng. Về khung pháp lý, NHNN đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn trong hoạt động ngân hàng và tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn phục vụ cho việc thanh tra trên cơ sở rủi ro.Cụ thể, Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành ngân hàng. Quyết định số 1728/QĐ-NHNN ngày 5/9/2016 về việc ban hành Quy trình thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của NHNN. Mặc dù vây, NHNN cần nâng cao hơn nữa trong công tác giám sát ngân hàng, phòng ngừa từ xa các rủi ro có thể xảy ra.

Thực tiễn công tác giám sát các TCTD cho thấy, để nắm bắt được thường xuyên thực trạng hoạt động của các TCTD, đặc biệt là tình hình tài chính, các yếu tố dẫn đến rủi ro gây mất an toàn hệ thống; xử lý kịp thời những vấn đề nghiêm trọng xảy ra, tránh lây lan dây chuyền, gây rối loạn cho nền kinh tế, cần phải có: bộ máy tổ chức tối ưu; quy trình giám sát hiệu quả; phương pháp giám sát, công cụ giám sát phù hợp và hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Công tác giám sát ngân hàng cần không ngừng đổi mới và tăng cường trên cơ sở hoàn thiện, triển khai các công cụ, phương pháp giám sát mới, gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển cơ sở dữ liệu và hệ thống tiêu chí giám sát. Nội dung giám sát không chỉ dừng ở việc giám sát việc tuân thủ pháp luật, chấp hành các tỷ lệ, giới hạn an toàn hoạt động mà còn chú trọng đánh giá, cảnh báo rủi ro trong hoạt động của TCTD. Phạm vi và nội dung giám sát cần được mở rộng,

bao gồm cả các công ty con, chi nhánh của TCTD ở nước ngoài, sở hữu vốn, đầu tư tài chính của TCTD, theo đó, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã xây dựng cơ chế giám sát và yêu cầu TCTD báo cáo.

Bên cạnh đó, hoạt động giám sát ngân hàng còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định và bảo đảm an toàn hoạt động cho toàn hệ thống. Đây là công cụ quan trọng của NHNN trong việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, kịp thời xử lý các hành vi gây mất an toàn hệ thống, đe dọa an ninh tiền tệ quốc gia. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, bao gồm việc thành lập đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các điểm có vấn đề. Giám sát ngân hàng phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng giám sát ngân hàng. Giám sát ngân hàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với toàn bộ hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)