Thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trẻ có triển vọng, đã thực hiện chương trình quy hoạch cán bộ dài hạn, mục tiêu là phát hiện, thu hút cán bộ, công chức trẻ có triển vọng, sinh viên
tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, luân chuyển cán bộ về làm việc ở xã, phường, thị trấn để được rèn luyện trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đồng thời tạo nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp huyện và cấp thành phố.
Điểm nổi bật trong chính sách tài năng trẻ của Thành phố Hồ Chí Minh là việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trẻ ở nước ngoài, kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước của Thành phố. Nhằm mục tiêu tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi trình độ cao, chuyên gia các ngành khoa học mũi nhọn của Thành phố, Ban Thường vụ Thành uỷ đã chủ trương thực hiện Chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ. Đối tượng tuyển chọn là cán bộ, công chức trẻ có triển vọng trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý, có năng lực học tập tốt, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, đưa đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài, hoặc đào tạo trong nước kết hợp đi nghiên cứu thực tập nước ngoài 03 tháng.
Ngoài ra, việc bố trí cán bộ sau khi kết thúc khoá đào tạo cũng là một điểm nổi bật. Đó là trọng dụng ngay những người đạt kết quả học tập loại xuất sắc và giỏi, nghiên cứu, thử thách thêm những người đạt kết quả học tập loại khá, số còn lại giữ nguyên vị trí công tác. Bên cạnh đó, xếp loại tốt nghiệp khác nhau có mức tiền thưởng tương đương khác nhau khi hoàn thành khóa học.
Để thu hút cán bộ trẻ có trình độ đại học, trên đại học về công tác ở xã, phường, thị trấn, Ban Thường vụ Thành uỷ có chế độ hỗ trợ thu nhập thêm hàng tháng, đồng thời bố trí biên chế dự phòng cho các quận, huyện (bằng 15% biên chế chính thức hàng năm) để sắp xếp cán bộ lớn tuổi, sức khoẻ hạn chế nhằm giải quyết đầu ra cho cán bộ cơ sở, cán bộ đi học tập trung dài hạn.
Tiểu kết chương 1
Công chức HCNN có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy các cơ quan HCNN, trong hoạt động thi hành nhiệm vụ, công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy các tổ chức HCNN xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của công chức. Song, so với yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đối với sự nghiệp CNH - HĐH thì đội ngũ công chức còn nhiều hẫng hụt, bất cập, phải phấn đấu rất nhiều .Vì vậy, sử dụng công chức để phát huy được hiệu quả công tác, nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chất của công chức hiện nay là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết.
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về công chức HCNN và sử dụng công chức HCNN cấp huyện, đưa ra khái niệm sử dụng công chức HCNN cấp huyện: Tác giả cho rằng: Sử dụng công chức HCNN cấp huyện là quá trình tác động của lãnh đạo UBND cấp huyện đối với công chức nhằm phát huy khả năng thực thi công vụ của công chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thực hiện tốt chức năng quản lý hành chính nhà nước và cung ứng dịch vụ công theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật, đảm bảo duy trì sự ổn đinh và phát triển xã hội trên địa bàn cấp huyện.
Tác giả đưa ra một hệ thống nội dung sử dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện để khảo sát thực trạng sử dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Quảng Ninh ở chương 2 bao gồm:
- Sắp xếp, bố trí công chức vào các vị trí công việc trong tổ chức - Đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái công chức - Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với công chức
- Đánh giá công chức và đánh giá kết quả thực thi công việc trong cơ quan HCNN
Bên cạnh đó tác giả đã nêu lên được các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng công chức và nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng công chức HCNN và những kinh nghiệm sử dụng công chức ở một số địa phương trong nước có thể phù hợp trong việc phát triển công chức được tác giả nghiên cứu, trao đổi với mong muốn học tập kinh nghiệm tốt của các địa phương để áp dụng đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Quảng Ninh.
Chương 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUẢNG NINH
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh
Quảng Ninh là huyện nằm ở khu vực phía Nam của tỉnh Quảng Bình, Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới; phía Nam giáp huyện Lệ Thủy; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (với đường biên giới 38 km). Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 1.191,169 km2.
Dân số tính đến 31/12/2016 có 90.606 người; trong đó người dân tộc Kinh chiếm 96,1%, người dân tộc Bru-Vân Kiều chiếm 3,9%. Dân số trong độ tuổi lao động có 60.062 người, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có 47.205 người, trong đó: làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản 30.919 người (chiếm 65,5%), làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng 5.759 (chiếm 12,2%), làm việc trong ngành dịch vụ 10.527 người (chiếm 22,3%).
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2012 có 55.630 người, năm 2016 có 60.606 người (bình quân mỗi năm tăng thêm 630 - 650 người), dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 63.150 người, cùng với trình độ học vấn cao và được đào tạo tốt là nhân tố quyết định để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời kỳ tới.
Quảng Ninh có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 01 thị trấn và 14 xã (trong đó có 02 xã miền núi và 01 xã vùng biển bãi ngang).
Về kinh tế: Quảng Ninh là một trong những huyện có tốc độ phát triển tương đối khá so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Bình. Trong năm 2016: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,3% (giảm 2% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển). Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng 39%, nông
lâm thuỷ sản 35, dịch vụ 26%. Thu ngân sách đạt 116,3 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người 30 triệu đồng/người/năm. Các ngành dịch vụ, du lịch đang có những bước phát triển khá. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: từng bước hình thành các cụm công nghiệp nhỏ, các làng nghề truyền thống nông thôn. Trong nông nghiệp: đẩy mạnh liên kết đầu tư chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
Về Văn hóa - Xã hội: giáo dục & đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông phát triển tương đối toàn diện. Xóa đói, giảm nghèo triển khai tích cực. An sinh xã hội được bảo đảm. Đến năm 2016, toàn huyện có 05 xã đạt xã nông thôn mới, 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non (cho trẻ mẫu giáo 05 tuổi), tiểu học, trung học cơ sở; có 37/56 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 66%). Công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyển biến tích cực; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 36,5%.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tạo được nhiều chuyển biến mới. Năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng ; hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên. Vai trò của Mặt trận và các đoàn thể được phát huy. Dân chủ xã hội được mở rộng. Khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được tăng cường. Đồng thuận xã hội ngày càng cao. Quốc phòng - an ninh và đối ngoại tiếp tục được củng cố. Việc kết hợp kinh tế với quốc phòng-an ninh, quốc phòng-an ninh với kinh tế được chú trọng. Các hoạt động đối ngoại, nhất là hoạt động trao đổi, hợp tác với huyện BulaPha, tỉnh Khăm Muộn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được đẩy mạnh; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới giáp nước bạn.
Bên cạnh những thuận lợi, Quảng Ninh gặp không ít khó khăn. Là một huyện kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Dân cư phân bố không
những nếp sống, tập quán, sinh hoạt mang đậm tính nông thôn làng xã. Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề chậm phát triển. Các hoạt động dịch vụ kinh doanh thương mại phát triển nhỏ lẻ. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu đồng bộ. Công tác quản lý xã hội có mặt còn hạn chế. Sức ép giải quyết các vấn đề phục vụ dân sinh, lao động việc làm và các vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng lớn. Việc đổi mới cơ chế quản lý đáp ứng đòi hỏi yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn còn bất cập. Nhiều yêu cầu đặt ra song cách nghĩ, cách làm nhìn chung chưa bắt kịp. Hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của một số chính quyền cơ sở; sự phối hợp để tạo ra sức mạnh đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể còn hạn chế. Cải cách hành chính chưa mạnh...
Ngoài ra, công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện phần lớn là người địa phương do đó vẫn có biểu hiện sự cục bộ, dòng họ, gia đình, làng xã...trong quản lý, điều hành và xử lý công việc. Mặt khác, phải chịu áp lực rất lớn trong quá trình thực thi nhiệm vụ đẩy mạnh thực hiện kế hoạch CCHC giai đoạn 2010-2020. Do yêu cầu cuộc sống, đòi hỏi đội ngũ công chức trong đó có công chức các cơ quan chuyên môn phải có khả năng tiếp cận giải quyết những công việc thực tế ở địa phương. Đây là nhân tố khách quan, đòi hỏi cần chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện là nhiệm vụ cấp thiết hơn lúc nào hết. Có như vậy mới có thể bảo đảm làm tốt công tác chuyên môn và tham mưu cho UBND huyện trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn.