huyện
1.2.2.1. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân và sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
Nhà nước pháp quyền, với định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên pháp luật hay ngoài pháp luật nhà nước, mà mọi người phải tuân theo pháp luật. Mọi tổ chức, cá nhân nhất là các cơ quan HCNN đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Vì vậy, Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi công chức phải thông hiểu pháp luật, phải hành xử theo pháp luật, phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Trong quá trình thực hiện CNH-HĐH đất nước, vai trò của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là hết sức quan trọng, là người đề ra kế hoạch để thực hiện từng mục tiêu, đồng thời lại là người tổ chức, quản lý quá trình thực hiện và gương mẫu thực hiện những mục tiêu. Có thể khẳng định không thể thực hiện CNH-HĐH thành công với cơ chế quản lý lạc hậu, xơ cứng với một nền hành chính vừa cồng kềnh, vừa thiếu dân chủ, không biết tôn trọng và phát huy năng lực xã hội; vừa lỏng lẻo, vừa trì trệ, cửa quyền với việc sử dụng công chức kém hiệu quả.
1.2.2.2. Xuất phát từ yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Tập trung xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, đảm bảo quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính quốc gia”[17, tr. 142].
cải cách hành chính gồm 06 nội dung chính: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy HCNN; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính. Cải cách hành chính đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu chung của đất nước. Hệ thống thể chế, pháp luật đảm bảo phù hợp cơ chế thị trường định hướng XHCN ngày càng được hoàn thiện hơn, quyền dân chủ của nhân dân ngày càng được bảo đảm. Thủ tục hành chính và hoạt động hành chính của chính quyền cấp huyện, nhất là thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan HCNN với người dân và doanh nghiệp có bước chuyển biến rõ rệt, tăng cường công khai, minh bạch, góp phần phòng chống tiêu cực, nhũng nhiễu.
Tuy nhiên, nền HCNN vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém, cụ thể: thủ tục hành chính một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây phiền hà cho tổ chức và công dân; kỷ luật, kỷ cương công chức chưa nghiêm; hiệu quả quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng; …Do đó, Đảng và Nhà nước ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách nền HCNN, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan HCNN nói chung và cơ quan HCNN cấp huyện nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền HCNN.
1.2.2.3. Xuất phát từ yêu cầu khắc phục những hạn chế, yếu kém về sử dụng công chức HCNN cấp huyện
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đang quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước và hội nhập quốc tế với mục tiêu xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì việc sử dụng công chức HCNN cấp huyện ngày càng trở nên cấp thiết. Sử dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Đó là:
Việc sắp xếp, bổ trí công chức chưa thật hợp lý; nhiều công chức bố trí chưa đúng vị trí việc làm theo chuyên môn được đào tạo, chưa phù hợp với năng lực, sở trường của công chức nên khả năng hoàn thành công việc của công chức chưa cao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức còn một số hạn chế như đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự đáp ứng đầy đủ năng lực cho mỗi vị trí việc làm, chưa đảm bảo chế độ chính sách nhà nước hiện hành, đào tạo còn nặng về chuẩn hóa bằng cấp.
Công tác điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái công chức một số vấn đề còn bất cập. Điều động công chức một số trường hợp chưa theo yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức, bổ nhiệm công chức có trường hợp chưa xuất phát từ yêu cầu công việc, năng lực, trình độ, kinh nghiệm, đạo đức và tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với công chức một số nội dung chưa tốt, chỉ mới quan tâm chế độ tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật, các chế độ đãi ngộ khác chưa được quan tâm đúng mức.
Đánh giá công chức còn chung chung, mức độ hoàn thành công việc của đơn vị còn hạn chế nhưng đánh giá xếp loại công chức hàng năm cơ bản là hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chưa đi sâu phân tích trách nhiệm liên đới mức độ hoàn thành công việc của cơ quan với công chức; việc đánh giá hiệu quả công việc của tổ chức chưa tốt, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của tổ chức chưa bám sát các căn cứ theo chức năng nhiêm vụ được giao nên đánh giá còn chung chung, còn có tư tưởng che dấu khuyết điểm để tranh thi đua với các cơ quan chuyên môn khác.
Vì vậy, đòi hỏi phải khắc phục những hạn chế, yếu kém trong việc sử dụng công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.