Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG CÔNG CHỨC TRONG các cơ QUAN CHUYÊN môn THUỘC ủy BAN NHÂN dân HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 46 - 48)

1.5.1.1. Các quy định pháp lý

Các quy định của pháp luật về nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm, các tiêu chí về vị trí việc làm, ngạch công chức, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật…. đó là những cơ sở pháp lý để hình thành các điều kiện thực thi công vụ của công chức. Có thể thấy những quy định pháp lý nếu hợp lý sẽ khuyến khích, khơi dậy sự nhiệt tình trong thực thi công vụ của công chức, tạo môi trường cho công chức thể hiện khả năng, được phát triển nhân cách, đáp ứng tốt nhất những hoạt động thuộc chức trách của mình.

1.5.1.2. Chế độ đãi ngộ công chức

Chế độ đãi ngộ công chức là tất cả các khoản lợi ích của người công chức có thể nhận được để bù đắp vào sức lao động mà họ đã hao phí, nói cách khác đây là khoản tiền công mà công chức có được do đã phục vụ Nhà nước bằng kiến thức, kỹ năng, năng lực, thời gian của mình, là một trong những quyền lợi mà mỗi công chức được hưởng. Chế độ tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động nói chung và công chức nói riêng.

Chế độ đãi ngộ công chức phải phù hợp, tương xứng với vị trí, vai trò của công chức, vừa đảm bảo được đời sống của công chức lại vừa đạt được sự tôn nghiêm tương xứng của xã hội, thu hút được nhân tài, đồng thời phải kích thích tính tích cực, sáng tạo của công chức, động viên công chức công tác tốt,

công tâm và liêm khiết.

1.5.1.3. Các yếu tố từ người lãnh đạo, quản lý

Người lãnh đạo, quản lý chi phối rất lớn đến hiệu quả sử dụng công chức. Là người xắp xếp, bố trí công chức vào các vị trí việc làm, đánh giá năng lực công chức qua kết quả công việc để cân nhắc đề nghị được đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các khâu khác trong sử dụng công chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Nhiều thứ bệnh như chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hú hỏa v.v. đều do bệnh hẹp hòi mà ra”[24, tr. 357]. Vì vậy, đòi hỏi người lãnh đạo phải công tâm, khách quan, là người giữ vai trò trung tâm trong tập thể lao động, người chủ trì xây dựng văn hóa đơn vị. Mọi vấn đề của tập thể cần giải quyết đều phải thông qua người lãnh đạo, họ là cầu nối giữa cơ quan quản lý cấp trên với tập thể lao động. Người lãnh đạo quản lý chịu trách nhiệm trước cấp trên về trạng thái hoạt động, kết quả hoạt động cũng như về mọi mặt liên quan đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức do mình quản lý; đồng thời họ có trách nhiệm tạo những điều kiện cần thiết bảo đảm cho nhân viên thể hiện sáng kiến, bảo đảm cho công chức tham gia tích cực vào họat động quản lý tập thể, thảo luận các vấn đề liên quan đến tập thể. Với vai trò, vị trí quan trọng như vậy nên nhân cách, uy tín và cách thức quản lý của người lãnh đạo, quản lý ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng công chức.

1.5.1.4. Điều kiện làm việc

Quá trình lao động bao giờ cũng được diễn ra trong một môi trường lao động nhất định. Môi trường lao động khác nhau sẽ có các điều kiện khác nhau Điều kiện làm việc của công chức rất phong phú, đa dạng và mỗi một môi trường làm việc, một điều kiện làm việc đều tác động rất nhiều đến công chức và nó tác động đến họ theo nhiều khía cạnh khác nhau. Bao gồm các điều kiện

như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, không gian làm việc, các điều kiện về tâm lý xã hội, văn hóa đơn vị…

1.5.1.5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

Công tác đào tạo, bồi dưỡng rất quan trọng trong việc sử dụng công chức. Bởi vì, công chức năng lực kém thì không thể đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả. Đào tạo, bồi dưỡng công chức sẽ tiếp thu được những cái mới để áp dụng vào quá trình thực thi công vụ nhằm nâng cao hiệu quả của công việc. Ai cũng muốn hoàn thành tốt công việc, muốc tổ chức thừa nhận năng lực của họ. Khi công chức được đào tạo, bồi dưỡng, họ đủ khả năng , trình độ thì trong công việc họ tự tin, công việc hoàn thành càng tốt sẻ tạo cho họ thêm động lực, niềm tin và đam mê công việc thì hiệu quả sử dụng công chức được nâng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG CÔNG CHỨC TRONG các cơ QUAN CHUYÊN môn THUỘC ủy BAN NHÂN dân HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)