Điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái đúng mục đích, yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG CÔNG CHỨC TRONG các cơ QUAN CHUYÊN môn THUỘC ủy BAN NHÂN dân HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 40 - 41)

yêu cầu của tổ chức

Điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái công chức phải đúng mục đích, yêu cầu của tổ chức và phải đạt được các yêu cầu sau đây:

Điều động công chức nhất thiết phải theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc theo quy định của pháp luật một số vị trí công chức định kỳ phải chuyển đổi vị trí công tác, không lòng ý kiến chủ quan, định kiến của lãnh đạo, vì nhóm lợi ích để thực hiện điều động, chuyển đổi vị trí công tác. Điều động công chức phải theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Bổ nhiệm công chức phải trê cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức. Phải xuất phát từ yêu cầu công việc và các tiêu chuẩn để lựa chọn công chức có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, đạo đức và tinh thần trách nhiệm đối ơvới công việc, đối với tổ chức để công chức được bổ nhiệm phải đảm đương và thực hiện tốt các công việc gắn liên với vị trí được phân công. Phải trên cơ sở cơ cấu nhân lực của tổ chức, đòi hỏi của công vụ và nguồn nhân lực hiện có. Tuân thủ nguyên tắc khách quan, vô tư và công bằng khi bổ nhiệm công chức để công chức khi được bổ nhiệm được tập thể công chức trong cơ quan, đơn vị và nhân dân thừa nhận.

Luân chuyển những công chức có triển vọng phát triển sau này đảm nhiệm các chức vụ cao hơn. Luân chuyển công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và trong quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn. Luân chuyển công chức phải đảm bảo theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của tổ chức. Thực hiện luân chuyển giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý, dự nguồn để thay thế khi có sự biến động về lãnh đạo, quản lý chẳng hạn như công chức lãnh đạo đảm nhận công việc ở vị trí cao hơn hay nghỉ hưu... Luân chuyển công chức phải tuân thủ nguyên tắc khách quan, vô tư và công bằng.

Biệt phái công chức phải trên cơ sở đòi hỏi theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của đơn vị. Công chức được cử biệt phái phải có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để giải quyết công việc theo yêu cầu của tổ chức và phục tùng sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được biệt phái đến. Chẳng hạn như ở huyện Quảng Ninh có xã Trường Sơn thuộc vùng sâu, vùng xa, dân tộc Vân Kiều chiếm gần 70% dân số, là xã biên giới nên mặt bằng dân trí còn thấp, trình độ quản lý, điều hành HCNN còn hạn chế, nhất là lĩnh vực quản lý đất đai. Để đảm bảo công tác quản lý đất đai trên địa bàn toàn huyện được chặt chẽ thì UBND huyện phải cử công chức biệt phái lên công tác tại xã Trường Sơn, phải cử công chức có năng lực trên lĩnh vực quản lý đất đai để hỗ trợ đơn vị giải quyết, khắc phục hạn chế trên lĩnh vực này. Khi công tác quản lý đất đai tại đơn vị đã vào nề nếp, những hạn chế, khó khăn đã đã được khắc phục thì rút công chức về, không nên để biệt phái quá lâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG CÔNG CHỨC TRONG các cơ QUAN CHUYÊN môn THUỘC ủy BAN NHÂN dân HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)