Trong hoạch định chính sách bên cạnh việc cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ cần quan tâm đến sự phát triển bền vững của các NHTM. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ kế toán kiểm toán, chế độ báo cáo thống kê giúp ngân hàng đánh giá đúng thực chất năng lực tài chính của khách hàng.
- Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp luật có liên quan theo chức năng và nhiệm vụ của mình có liên quan trực tiếp đến quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế. Các quy định này cần được tiến hành từng bước phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của nước ta.
- Phối hợp với NHNN nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của nhà nước và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả.
- Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Các bộ ngành cần phải quyết liệt trong
kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.
Tiểu kết Chƣơng 3
Chương 3 của luận văn trình bày định hướng chiến lược của VCB trong hoạt động kinh doanh nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng với tầm nhìn đến năm 2020.
Từ thực trạng việc triển khai các dự án chuyển đổi, nâng cao năng lực nhằm quản trị rủi ro tín dụng đạt chuẩn Basel II tại VCB đã trình bày trong chương 2 kết hợp với định hướng chiến lược của ngân hàng, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng thành công quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại VCB bao gồm 3 nhóm giải pháp: giải pháp chung, giải pháp trực tiếp liên quan đến triển khai dự án và nhóm giải pháp điều kiện hỗ trợ cho sự thành công của dự án.
Đồng thời, tác giả cũng đưa ra 1 số kiến nghị đối với các cơ quan chủ quản như Chính phủ, NHNN và các bộ ngành liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam tiệm cận với chuẩn Basel II nói chung và việc triển khai dự án Basel II tại VCB nói riêng
KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập, các NHTM phải đối phó với nhiều loại hình rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do xuất phát điểm của các NHTM khá thấp so với trung bình trong khu vực nên việc phải tập trung phát triển và quan tâm đến lợi nhuận được xem là ưu tiên số một. Chính vì thế, hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam nói chung, của VCB nói riêng hầu như vẫn đang còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa được đầu tư xây dựng một cách thỏa đáng và chuyên nghiệp. Việc tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh đang được NHNN và các NHTM đặc biệt quan tâm. Do vậy, tìm giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro, hoàn thiện công tác quản trị rủi ro là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng của các NHTM Việt Nam nói chung và của VCB nói riêng. Luận văn lựa chọn đề tài nói trên và sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp đã hoàn thành những nội dung chủ yếu sau:
Một là, hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại, bao gồm các khái niệm, nội dung, phương pháp đánh giá rủi ro, nội dung quản trị rủi ro tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng
Hai là, khái quát về nội dung Hiệp ước an toàn vốn Basel II và ứng dụng trong quản tri rủi ro tín dụng, phân tích, lựa chọn kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II của NHTM tại các nước phát triển và đang phát triển để trên cơ sở đó rút ra các bài học cần thiết cho các NHTM Việt Nam nói chung và VCB nói riêng đã được luận văn thực hiện một cách khoa học và đồng bộ.
Ba là, luận văn đã làm rõ thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như quản trị rủi ro tại VCB trong giai đoạn 2009-2015. Từ thực tế đó, luận văn đã lựa chọn phân tích đánh giá rõ thực trạng quản trị rủi ro, trong đó đi sâu vào quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống VCB từ đó rút ra được những kết quả, nguyên nhân, hạn chế đối với hoạt động này. Đồng thời, luận văn đã phân tích rõ khoảng cách về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VCB so với tiêu chuẩn Basel II
Bốn là, luận văn đã trình bày các nội dung chính trong cấu phần quản trị rủi ro tín dụng thuộc dự án Basel II, tiến độ triển khai, các thuận lợi cũng như khó khăn thách thức trong quá trình triển khai dự án tại nhà băng này
Năm là, trên cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, tình hình triển khai dự án Basel II cũng như định hướng phát triển của VCB, luận văn đã đưa ra hệ thống các giải pháp bao gồm nhóm giải pháp chung, nhóm giải pháp trực tiếp nhằm áp dụng thành công Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại VCB và nhóm giải pháp điều kiện. Để các giải pháp này có tính khả thi, luận văn cũn đề xuất một số kiến nghị có liên quan với Chính phủ, NHNN và các bộ ngành liên quan.
Luận văn đã làm rõ, VCB là NHTM hàng đầu tại Việt Nam về quản trị rủi ro, đảm bảo chất lượng tín dụng. VCB không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị các hoạt động của mình và là ngân hàng đi đầu trong tiến trình nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn của Hiệp ước Base II. Luận văn cũng đã phân tích và làm rõ trong giai đoạn 2012 – 2017 với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công ở châu Âu, thị trường bất động sản tăng cao và sau đó sụt giảm mạnh, hệ thống NHTM Việt Nam có nhiều thời điểm rơi vào khủng hoảng nhưng VCB vẫn tiếp tục phát triển ổn định, không ngừng nâng cao được năng lực tài chính và giữ uy tín. Tuy nhiên trong thời gian tới, hội nhập sâu rộng với quốc tế và khu vực cũng như từ phân tích thực trạng cho thấy, quản trị rủi ro của VCB đang tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết đặc biệt là về rủi ro tín dụng. Vì vậy, VCB đang tích cực thực hiện các dự án chuyển đổi, nâng cao năng lực nhằm quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II….Luận văn đã đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, sát thực tiễn phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế góp phần tăng cường quản trị rủi ro trong toàn hệ thống của VCB theo mục tiêu đề ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Nguyễn Kim Anh (2010), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Hà Nội.
2. Bùi Diệu Anh (2013), Hoạt động kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông, TP.HCM, 2013
3. Nguyễn Tuấn Anh (2011), Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Vân nh (2014), “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ,số 20 (413) phát hành tháng 10/2014.
5. Chu Thị Hương Giang (2010), Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
6. Hoàng Huy Hà (2012), đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: “Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, NHNN Việt Nam, tháng 10/2012, Hà Nội.
7. Đỗ Thị Kim Hảo (2005), Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế cấp Nhà nước, Học viện Ngân hàng, Hà Nội
8. Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2010
9. Hà Mạnh Hùng (2011),”Áp dụng nguyên tắc của Basal trong quản lý nợ xấu Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 10/2011, Hà Nội, 2011.
10.Tô Ngọc Hưng (2011), iáo trình Ngân hàng thương mại Nxb thống kê, Hà Nội, 2011
11.Đinh Thu Hương và Phan Đăng Lưu (2014), “Hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, số 5/2014, Hà Nội..
12.Nguyễn Thị Phương Lan (1995), Một số vấn đề rủi ro ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
13.Nguyễn Thị Loan (2012): “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 1+2, tháng 1/2012, Hà Nội..
14.Cấn Văn Lực (2012): Đề tài: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ Basel II tại các NHTM Việt Nam và khuyến nghị”, đề tài nhánh thuộc đề tài cấp ngành Ngân hàng năm 2012 do TS Cấn Văn Lực làm chủ nhiệm, Hà Nội.
15.NHNN Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về Ban hành qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; Hà Nội.
16.NHNN Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 22/04/2005 về Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, Hà Nội..
17.NHNN Việt Nam (2005), Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định 1627, Hà Nội.
18.NHNN Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về sửa đổi bổ sung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Hà Nội. 19.NHNN Việt Nam (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 về Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng,
20.NHNN Việt Nam (2013) Thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 22/01/2013, thay thế Quyết định 493, Hà Nội.
21.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2015), “Chiến lược phát triển đến năm 2020 của VCB”, Hà Nội.
22.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2012-2017): Báo cáo thường niên hàng năm các năm 2012 – 2017, Hà Nội.
23.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2012-2017) Các văn bản nội bộ và văn bản quy phạm pháp luật, xuất bản hàng tháng các năm 2012 – 2017,
Hà Nội.
24.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2017), Báo cáo kết quả kinh doanh qu 3, Hà Nội.
25.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2017), Báo cáo tiến độ tháng 12/2017 dự án Basel II tại VCB, Hà Nội
26.Tạ Ngọc Sơn (2011), Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
27.Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
28.Phòng Thương mại Quốc tế (2011), Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
29.Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
30.Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
31.Nguyễn Hữu Thuỷ (1996), Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi do tín dụng ngân hàng thương mại giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ, bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân, năm 1996, Hà Nội.
32.Trần Thị Ngọc Trâm (2017), Quản trị rủi ro của ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, Luận án tiến sỹ, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng, năm 2017, Hà Nội
33.Trần Trung Tường: (2011): Quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
B. Tiếng Anh
34.Basel Committee on Banking Supervision (2000), Principal for the Management of Credit Risk.
35.Basel Committee on Banking Supervision (2006) Internatinal Convergence of Capital Measurement and Capital Standards - Revised Framework - Comprehensive Version, BIS, Basel, Switzerland Cases, Johnwiley & Son, Inc, Australia.
36.Basel Committee on Banking Supervision (2006), The IRB Use Test: Background and Implementation, Basel Committee Newsletter No.9; Bernd E. & Robert R. (2010) The Basel II Risk Parameters - Estimation, Validation, Stress Tesing with Applications to Loan Risk Management, Springer
37.Basel Committee on Banking Supervision (2006), Results of the fifth quanlitative impact study
C. Trang web 38.http://www.vnba.org.vn 39.http://vietcombank.com.vn 40.http://tapchitaichinh.vn 41. http://cafef.vn 42. http://luattaichinh.wordpress.com