Ngoại thương Việt Nam
Qua việc nghiên cứu việc áp dụng hiệp ước Basel II tại các nước trên thế giới, đưa ra các kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và ngân hàng VCB nói riêng như sau:
- Nguy cơ khủng hoảng tài chính không loại trừ bất cứ quốc gia, tổ chức nào; những quốc gia và tổ chức càng lớn thì nguy cơ khủng hoảng càng cao.
- Rủi ro khủng hoảng tài chính thường bắt nguồn từ rủi ro tín dụng, đặc biệt là rủi ro từ tín dụng bất động sản của các NHTM.
- Yêu cầu vốn tối thiểu đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng là rất quan trọng, tuy nhiên vẫn chưa đủ để đảm bảo tính ổn định cho hoạt động của ngân hàng;
- Trong quá trình hoạt động, các NHTM phải chú trọng công tác quản trị rủi ro và các công tác thanh tra, giám sát rủi ro để có thể kịp thời phát hiện và kiểm soát rủi ro.
- Các ngân hàng cần nâng cao hơn nữa công tác giám sát và quản trị rủi ro, dự báo và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động, rủi ro thanh khoản, tạo sự ổn định và phát triển cho hoạt động ngân hàng.
* Về quản trị rủi ro tín dụng:
- Thứ nhất, xây dựng quy trình tín dụng quy định rõ trách nhiệm các khâu nghiệp vụ, tách biệt giữa bộ phận tiếp nhận hồ sơ khách hàng, bộ phận thẩm định cho vay và thu nợ, tránh chồng chéo giữa các bộ phận, gây mất thời gian cho khách hàng.
- Thứ hai, xây dựng hệ thống các tiêu chí để chấm điểm khách hàng. Việc chấm điểm khách hàng có thể dựa trên mô hình phù hợp. Sau khi có kết quả chấm điểm khách hàng, ngân hàng cần đưa ra những chính sách đối xử với từng khách hàng.
- Thứ ba, sử dụng những biện pháp hỗ trợ như thiết lập quỹ dự phòng rủi ro, mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay, phân chia giới hạn rủi ro… giúp hạn chế được rủi ro đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Thứ tư, tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát khoản vay. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường giúp thu thập thêm thông tin để đánh giá, xếp hạng khách hàng hoặc khoản vay, từ đó có thể giúp các NH quản lý rủi ro một cách toàn diện hơn.
- Thứ năm, cần thành lập tại mỗi TCTD một bộ phận quản trị rủi ro tín dụng có đủ trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết các thông lệ quốc tế để có thể quản trị được hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả. Bộ phận đó phải độc lập với bộ phận tín dụng tại mỗi TCTD.
Tiểu kết Chƣơng 1
Chương 1 của luận văn đã trình bày các khái niệm cơ bản về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại, ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng để từ đó nêu bật được tính cấp thiết của việc nghiên cứu các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả.
Trong chương này, tác giả cũng giới thiệu sơ lược về Hiệp ước an toàn vốn Basel II, đặc biệt đi sâu vào các phần nội dung liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng. Từ đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước an toàn vốn Basel II trong các ngân hàng thương mại
Hiện nay Việt Nam đang bước những bước đầu tiên trên con đường chuyển đổi quản trị rui ro theo Basel II trong khi Hiệp ước Basel II đã được triển khai thành công tại rất nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. Vì vậy, tác giả có tìm hiểu và thống kê về kết quả triển khai Basel II tại 1 số nước đặc biệt là khu vực Châu Á từ đó đúc kết bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam nói riêng.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN CỦA HIỆP ƢỚC AN TOÀN VỐN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu khái quát về tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam