ngoại thương Việt Nam từ năm 2012-2017
Tổng quan kết quả và hiệu quả kinh doanh của VCB từ năm 2012 đến năm 2017 được khái quát trong bảng 2.1 dưới đây
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng tài sản 414.488 468.994 576.989 674.395 787.935 1035.29 Vốn chủ sở hữu 41.547 42.386 44.186 45.172 48.146 52.558 Vốn hóa thị trường 60.786 62.107 85.014 117 127.514 195.359 Doanh thu thuần 10.941 10.782 12.009 15.453 18.528 21.938 LN sau thuế 4.421 4.378 4.616 5.332 6.895 9.111 LN thuần sau thuế 4.397 4.358 4.567 5.134 6.876 9.091
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của VCB giai đoạn 2012 – 2017
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng Nguồn: Báo cáo Thường niên các năm 2012-2017 của VCB
Trong giai đoạn 5 năm 2012-2017, VCB đã có sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô. Tổng tài sản của VCB năm 2017 tăng gần 2.5 lần so với năm 2012, tốc độ tăng bình quân đạt 20%/năm. Ngoài ra, chỉ số thể hiện mức tăng trưởng ấn tượng là giá trị vốn hóa thị trường. Chỉ trong vòng 5 năm, giá trị vốn hóa thị trường của VCB đã tăng gấp 3.2 lần từ 60786 tỷ đồng lên 195359 tỷ đồng. Trong đó năm 2017 có mức tăng cao nhất, đạt 53%. Trong năm 2017, cổ phiếu VCB ghi nhận mức giá giao dịch và khối lượng giao dịch kỷ lục. Đóng cửa phiên giao dịch cuối năm, cổ phiếu VCB chạm ngưỡng 54.300đ, tăng 53% so với cuối 2016, tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về quy mô vốn hóa thị trường trong ngành và TOP 3 doanh nghiệp có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường nội địa.
Có thể thấy trong giai đoạn này, tổng tài sản tăng trưởng ổn định qua các năm, song vốn chủ sở hữu của VCB thì tăng trưởng không tương xứng. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam có nhiều khó khăn thì việc vẫn đảm bảo tăng trưởng được khá đều đặn về quy mô vốn chủ sở hữu thể hiện uy tín của VCB trong chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh cũng như quản lý rủi ro
Doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận thuần sau thuế chỉ ghi nhận mức giảm nhẹ trong năm 2013 so với năm 2012 do những vấn đề tồn đọng từ cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra thời gian trước đó. Từ năm 2014 đến nay, doanh thu và lợi nhuận của VCB có mức tăng trưởng khá tốt, đạt tốc độ trung bình xấp xỉ 21%/năm nhờ tăng trưởng dư nợ chất lượng, đẩy mạnh công tác thu hồi, xử lý nợ, cung cấp các dịch vụ đa dạng và đầu tư hiệu quả. Trong 2 năm gần đây 2016 và 2017, VCB đều đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trên 30%. Năm 2017, VCB trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có quy mô lợi nhuận đạt mốc 5 con số với mức 11.341 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. VCB chính thức lấy lại ngôi vị ngân hàng số 1 về quy mô lợi nhuận.
Biến động về chỉ tiêu hiệu quả của VCB (RO E, RO ) được thể hiện qua biểu đồ 2.1 dưới đây
Biểu đồ 2.1 ROAE và ROAA của VCB trong giai đoạn 2012-2017
Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB 2012-2017
Từ biểu đồ trên có thể thấy rằng các chỉ tiêu hiệu quả của VCB có xu hướng tăng khá ổn định từ năm 2013 đến nay. Trong đó RO E có tốc độ tăng lớn hơn RO do quy mô tổng tài sản tăng mạnh hơn vốn chủ sở hữu. Ngoài ra VCB cũng là 1 trong những ngân hàng có hiệu suất lao động cao nhất toàn ngành với lợi nhuận
2012 2013 2014 2015 2016 2017 ROAE 12.61% 10.33% 10.76% 12.03% 14.78% 18.09% ROAA 1.13% 0.99% 0.88% 0.85% 0.94% 1.00% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 20.00% ROAE ROAA
cao vượt trội trong năm 2017 nhưng có số lượng nhân viên thấp nhất trong số top 4 ngân hàng