Kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước an toàn vốn Basel II tại một số ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 49 - 52)

hàng thương mại trên thế giới

Trong cuộc khảo sát QIS 5, ủy ban Basel đã phân chia các ngân hàng được khảo sát thành 2 nhóm. Trong đó, nhóm 1 là những ngân hàng có vốn cấp 1 từ 3 tỷ USD trở lên và hoạt động đa ngành, đa quốc gia và nhóm 2 là những ngân hàng có vốn cấp 1 nhỏ hơn 3 tỷ USD.

Biểu đồ 1.1 Ứng dụng các phƣơng pháp đánh giá RRTD của Basel II ở nhóm 1

Biểu đồ 1.2 Ứng dụng các phƣơng pháp đánh giá RRTD của Basel II ở nhóm 2

(Nguồn: Results of the fifth quanlitative impact study)

Theo kết quả khảo sát về việc ứng dụng các phương pháp của Hiệp ước Basel II trong đánh giá RRTD, nhận thấy các ngân hàng thuộc các quốc gia G10 chủ yếu ứng dụng các phương pháp xếp hạng nội bộ (trong đó các ngân hàng thuộc nhóm 1 chủ yếu ứng dụng phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao). Trong khi các ngân hàng có quy mô vốn nhỏ hơn 3 tỷ USD thuộc các quốc gia không nằm trong nhóm các nước G10 lại chủ yếu ứng dụng phương pháp đơn giản (phương pháp chuẩn).

Như vậy, các quốc gia hiện nay đều có xu hướng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng, nhưng chủ yếu ứng dụng các phương pháp đơn giản; còn

ngân hàng có quy mô hoạt động lớn, đa ngành nghề, đa quốc gia.

Thực tiễn ứng dụng Basel II tại châu Á

Hầu hết các nhà quản lý ở Châu Á đều ủng hộ các mục tiêu chung của Basel II và tin tưởng rằng khuôn khổ này sẽ đưa ra những khích lệ hơn nữa để cải thiện công tác quản lý rủi ro, cũng như các thay đổi khác nhằm bổ sung cho các mục tiêu giám sát của họ. Việc thực thi Basel II ở một số nước Châu Á cụ thể như sau:

Bảng 1.4 Lộ trình ứng dụng Basel II trong đánh giá RRTD tại châu Á

Quốc gia Cách tiếp cận rủi ro tín dụng

SA FIRB IRBA

Trung Quốc Không áp dụng Dự kiến Không áp dụng

Hồng Kông 01/01/2007 01/08/2008 Ấn Độ 31/03/2007 Không áp dụng Nhật Bản 01/04/2007 01/04/2008 Hàn Quốc 01/01/2008 Philipines 01/01/2007 Dự kiến Singapore 01/01/2008 Đài Loan 01/01/2007 01/01/2008 Thái Lan 31/12/2008 31/12/2009 (Nguồn: http://luattaichinh.wordpress.com)

Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ Tài chính – Ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel II tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với các NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)