dụng tại VCB
Đến thời điểm hiện tại, VCB đã hoàn thành các bước đánh giá thực trạng, nâng cao năng lực cán bộ và đang triển khai các cấu phần mới (sáng kiến) nhằm đáp ứng yêu cầu của Basel II theo phương pháp xếp hạng nội bộ (Internal Rating Based – IRB). Luận văn đưa ra đánh giá 1 số kết quả bước đầu của 1 số sáng kiến chính như sau:
a. Hoàn thiện các khung chính sách liên quan đến quản trị rủi ro
Oliver Wyman đã rà soát toàn bộ khung chính sách liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng tại VCB và phối hợp với các phòng/ban nghiệp vụ để chỉnh sửa và ban hành mới nhiều quy trình/ quy định. Từ năm 2017 đến hết năm 2020, vào Quý 1 hàng năm, OW sẽ phối hợp với VCB rà soát tổng thể các chính sách/ văn bản để đảm bảo đáp ứng tốt với các quy định/ chính sách mới của NHNN ban hành.
OW với bề dày kiến thức và kinh nghiệm đã hỗ trợ tích cực cho VCB trong quá trinh hoàn thiện hệ thống chinh sách văn bản tuy nhiên việc chậm trễ của
NHNN trong ban hành các quy định, thông tư hướng dẫn khiến cho nội dung này còn chưa phát huy được tối đa hiệu quả
b. Xây dựng mô hình định lượng rủi ro tín dụng
Mô hình ƣớc tính xác suất vỡ nợ (PD model)
Cấu phần Xây dựng mô hình định lượng rủi ro tín dụng hiện đã hoàn thành phần lớn các nội dung liên quan đến mô hình PD. Khoảng 90% danh mục tín dụng hiện tại của VCB đã được xây dựng mô hình ước tính xác suất vỡ nợ tương ứng với phân khúc. Với 1 số phân khúc quá nhỏ, dữ liệu hạn chế và mức độ rủi ro không trọng yếu, OW khuyến nghị hiện tại không nên xây dựng mô hình. Cụ thể các phân khúc đã được VCB triển khai xây dựng mô hình tín dụng bao gồm:
- Khách hàng doanh nghiệp lớn
- Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ - Khách hàng doanh nghiệp FDI
- Khách hàng doanh nghiệp mới thành lập - Khách hàng định chế tài chính
- Khách hàng vay mua nhà (Thể nhân) - Khách hàng tiểu thương (Thể nhân)
- Các khoản cấp tín dụng Tài trợ dự án (Project Finance)
Với sự tư vấn tận tình và chuyên nghiệp từ tư vấn Oliver Wyman, các sản phẩm của dự án (mô hình PD) đã được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế nói chung và Basel II nói riêng. Nhiều phương pháp luận xây dựng mô hình PD đã được đưa ra phân tích để xem xét chọn lựa như:
- Phương pháp Logit (sử dụng phương pháp hồi quy Logistic)
- Phương pháp Shadow-Rating (sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính với kết quả xếp hạng tín nhiệm của các công ty xếp hạng độc lập như S P, Fitch, Moody)
- Phương pháp Expert-based (hoàn toàn sử dụng ý kiến chuyên gia để xây dựng mô hình)
- Phương pháp H - Phương pháp Slotting
Phương pháp luận được lựa chọn để xây dựng mô hình đều là kết hợp giữa phương pháp thống kê dựa trên dữ liệu lịch sử và phương pháp chuyên gia dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia nghiệp vụ tại VCB. Do dữ liệu nói chung còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng nên Oliver Wyman đã khuyến cáo VCB nên sử dụng phương pháp kết hợp này để đảm bảo mô hình phù hợp với đặc điểm thị trường của Việt Nam nói chung và VCB nói riêng.
Đa phần các mô hình đáp ứng yêu cầu về khả năng phân biệt khách hàng, quy trình đầy đủ, logic, được văn bản hóa chi tiết, rõ ràng, minh bạch. Các mô hình đang trong giai đoạn hoàn thiện, trình NHNN phê duyệt để triển khai chính thức lên hệ thống công nghệ thông tin và sử dụng kết quả trong các quy trình, chính sách nội bộ liên quan (phê duyệt, định giá, xác định hạn mức, …). Song song với đó, Oliver Wyman cũng đang rà soát lại toàn bộ kết quả và văn bản liên quan đến quá trình xây dựng, đặc biệt là với các mô hình thuộc giai đoạn 2 do VCB làm chính để chính thức kết thúc cấu phần này.
Cấu phần này được ban lãnh đạo VCB đặc biệt xem trọng, được coi là cấu phần cốt lõi trong dự án nhằm tiến tới đáp ứng IRB. VCB có lợi thế vì có tập khách hàng tương đối lớn so với thị trường, độ dài dữ liệu đáp ứng yêu cầu tối thiểu của Basel II và có sự hỗ trợ đắc lực từ OW tuy nhiên chất lượng dữ liệu vẫn là 1 thách thức đối với bộ phận xây dựng mô hình tại VCB
Mô hình EAD và LGD cho bán lẻ
Để tuân thủ phương pháp IRB cơ bản (Foundation Internal Rating Based Approach-FIRB), các ngân hàng tối thiểu phải có mô hình ước tính EAD và LGD cho danh mục bán lẻ và sử dụng tham số theo quy định của cơ quan quản lý cho các danh mục bán buôn.
Với mô hình EAD và LGD, theo phân tích hiện trạng, dữ liệu của VCB tuy đã đáp ứng yêu cầu về độ dài nhưng chưa đủ đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của
Basel II để xây dựng mô hình về độ chi tiết. Độ dài được quy định tối thiểu là 7 năm tuy nhiên mức độ chi tiết về dữ liệu thu hồi nợ là rất cao (thời gian thu hồi, cách thức xử lý tài sản đảm bảo, chi phí thanh lý tài sản, án phí hay các chi phí thu hồi nợ khác…) vì vậy hiện tại OW đã tư vấn, đào tạo cho cán bộ phân tích định lượng của VCB về phương pháp luận xây dựng mô hình, đồng thời thiết kế các biểu mẫu về cấu trúc dữ liệu, các biểu mẫu để thu thập dữ liệu bổ sung.
Các biểu mẫu này là sản phẩm quan trọng của dự án, bao gồm chi tiết các trường dữ liệu cần thu thập, chi tiết yêu cầu về dữ liệu (loại dữ liệu, độ dài kí tự, 1 số nguyên tắc kiểm tra tự động để hạn chế lỗi sai trong quá trình nhập liệu,...).
Trong thời gian tới, VCB sẽ chuyển các biểu mẫu này đến chi nhánh để yêu cầu kê khai bổ sung dữ liệu quá khứ đồng thời xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thích hợp để thu thập đầy đủ các dữ liệu này trong tương lai. Khi dữ liệu đã được thu thập đầy đủ, VCB sẽ tiến hành xây dựng các mô hình EAD/LGD với hỗ trợ từ OW.
Song song với cấu phần này, VCB hiện vẫn đang phối hợp tích cực với OW để đưa ra các khung chính sách, quản trị quan trọng nhằm quản trị rủi ro mô hình tốt hơn và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Các chính sách mới đang trong quá trình chuyển tới các phòng ban nghiệp vụ liên quan để xin ý kiến đóng góp, có thể kể đến:
- Khung quản trị rủi ro mô hình tín dụng - Khung kiểm định mô hình rủi ro tín dụng - Khung quản trị chất lượng dữ liệu …
Các chính sách mới đưa ra nhiều khái niệm, nghiệp vụ còn khá lạ lẫm với nội bộ VCB vì vậy có không ít các thắc mắc, băn khoăn được chia sẻ. Tuy nhiên, OW bằng kinh nghiệp quốc tế lâu năm đã luôn hỗ trợ để giải đáp, làm rõ và thực hiện các điều chỉnh nhằm phù hợp hơn với thị trường Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ yêu cầu của Basel II
Để được NHNN công nhận đáp ứng chuẩn IRB Basel II, VCB cần chính thức triển khai và sử dụng mô hình trong ít nhất 3 năm liên tiếp. Sau đó, hiệu quả của mô hình sẽ được đánh giá lại dựa trên kết quả áp dụng thực tế trên các khía cạnh:
- Khả năng phân biệt khách hàng tốt/xấu
- Mức độ chính xác về ước lượng xác suất vỡ nợ, phù hợp với các biến động thị trường trong chu kì kinh tế
- Độ ổn định của mô hình
- Mức độ chi tiết, rõ ràng và minh bạch của các tài liệu xây dựng và kiểm định trước triển khai mô hình
Hiện nay VCB chủ trương thuê 1 đơn vị độc lập khác để thực hiện kiểm định các mô hình do VCB và Oliver Wyman đã phối hợp xây dựng. Để việc kiểm định mô hình được thuận lợi và đạt kết quả như mong đợi, VCB chú trọng lưu trữ đầy đủ chi tiết các tài liệu xây dựng mô hình, mô tả chi tiết các bước xử lý dữ liệu, nêu rõ các ưu nhược điểm, các hạn chế đã tự nhận thức được trong quá trình xây dựng và sử dụng mô hình.
Sáng kiến này sẽ chính thức triển khai sau 3 năm nữa, tuy nhiên hiện VCB đã bắt đầu công việc tìm kiếm đơn vị phù hợp, có đủ kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực mô hình tín dụng đồng thời am hiểu thị trường Việt Nam (hoặc Đông Nam Á). Để có thể chuẩn bị mời thầu, hiện nay VCB đang tích cực nghiên cứu các nội dung của Basel II về kiểm định mô hình đưa ra yêu cầu chi tiết, đầy đủ nhất cho các đơn vị tham gia chào thầu.
d. Xây dựng khung quản lý danh mục tín dụng
Với nỗ lực giữ vững thị phần, ổn định và tăng trưởng lợi nhuận, các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã từng bước đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, nhằm đa dạng hóa các họat động sinh lời của mình. Tuy nhiên, với một danh mục sử dụng vốn trong đó hơn phân nửa là cho vay có thể thấy rằng với hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam hiện nay, cho vay vẫn đang là họat
động sử dụng vốn có tầm quan trọng bậc nhất. Với thực trạng đó, quản trị danh mục cho vay được xem là biện pháp quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, hệ thống ngân hàng cổ phần Việt Nam nói riêng đã có một số thành công trong việc vận dụng các kỹ thuật quản trị vào hoạt động cho vay, tuy nhiên chủ yếu vẫn là quản trị trong từng giao dịch cho vay riêng biệt. Vì nhiều lý do khác nhau quản trị danh mục cho vay chưa được quan tâm đúng mức. Danh mục cho vay của nhiều ngân hàng thiếu sự đa dạng hóa, tập trung rủi ro cao. Hiện tượng dồn vốn cho vay một khách hàng vượt giới hạn an toàn cho phép của luật vẫn xảy ra, dư nợ cho vay một số ngành nhạy cảm như kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cho vay của một ngân hàng … Những rủi ro tiềm ẩn này đã trở thành tổn thất nguy hiểm khi nền kinh tế biến động, khách hàng thua lỗ phá sản, thị trường chứng khoán sụt giảm cùng với sự đóng băng của thị trường bất động sản trong nửa đầu năm 2008. Tình trạng đó là hậu quả của một quá trình thiếu/ ít quan tâm đến quản trị danh mục cho vay, chỉ chú ý đến quản trị từng giao dịch.
Cũng từ nguyên nhân này, Basel II khuyến nghị vận dụng các phương pháp, kỹ thuật quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại để các ngân hàng giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động cho vay, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trong khuôn khổ dự án Basel II, thuộc cấu phần tín dụng, VCB kết hợp với OW xây dựng các khung quản trị danh mục và triển khai thành hệ thống tự động với các nội dung như:
- Phát triển mô hình danh mục để phản ánh được các mục tiêu về tăng trưởng, các triển vọng về vĩ mô như triển vọng về các ngành kinh tế, xuất nhập khẩu, tỉ giá,…và khung quản trị nhằm hỗ trợ việc vận hành mô hình lâu dài như các bài kiểm tra căng thẳng (Stress testing)
- Xây dựng các công cụ hỗ trợ nhằm tham số hóa các yếu tố đầu vào của mô hình như mục tiêu kỳ vọng, giả định, dự báo,…
- Xây dựng công cụ phân tích dạng xây dựng kịch bản (What-if analysis) - Tìm kiếm nền tảng công nghệ phù hợp để triển khai các mô hình và công cụ - Ứng dụng hệ thống quản trị danh mục kết hợp với khẩu vị rủi ro để thiết lập các
hạn mức
- Hỗ trợ quá trình lập kế hoạch chiến lược - Hỗ trợ công tác quản lý rủi ro tập trung
Với hệ thống quản lý danh mục được thiết kế hiện đại, ứng dụng các kỹ thuật tiến tiến, VCB kì vọng có thể giám sát hiệu quả danh mục và các hạn mức, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực trong khi vẫn quản trị rủi ro 1 cách hiệu quả
Cấu phần này vừa được VCB kích hoạt từ giữa năm 2017. Tháng 10 năm 2017, đoàn công tác của VCB gồm các thành viên nòng cốt tham gia xây dựng khung quản lý danh mục đã được sang học tập kinh nghiệm tại ngân hàng Mizuho- Tokyo, Nhật Bản. Oliver Wyman cũng đã tiến hành phân tích thực trạng về quản trị danh mục tại VCB, nghiên cứu các hạn mức theo yêu cầu của NHNN, kỳ vọng về tăng trưởng cũng như khẩu vị rủi ro của VCB để lập kế hoạch chi tiết cho cấu phần này, dự kiến chính thức bắt đầu vào đầu năm 2018.
e. Xây dựng và triển khai hệ thống cảnh báo sớm
Hệ thống cảnh báo sớm là 1 hệ thống tự động đưa ra cảnh báo về các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro cao dựa trên việc phân tích các hành vi trả nợ của khách hàng được ghi nhận, ví dụ:
- Số ngày quá hạn trong 1 tháng/ 3 tháng/ 6 tháng
- Tình hình sử dụng hạn mức trong 1 tháng/ 3 tháng/ 6 tháng - Thay đổi chỗ ở/ chỗ làm việc,…
Dựa trên các thông tin này, hệ thống có thể đưa ra các mức cảnh báo Vàng/ Đỏ cho cán bộ kiểm soát sau vay thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra, rà soát nhằm
phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro và tổn thất cho VCB.
Hệ thống cảnh báo sớm được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng có quy mô lớn nhằm kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng và giảm tải công việc cho cán bộ, tránh bỏ sót các dấu hiệu đáng ngờ
Hệ thống cảnh báo sớm đã được VCB tự phát triển tuy nhiên do định hướng của ban lãnh đạo muốn xây dựng 1 hệ thống đạt chuẩn quốc tế nên trong năm 2018 VCB sẽ tiếp tục hợp tác với Oliver Wyman xây dựng lại.
Oliver Wyman đã tiến hành kiểm định mô hình do VCB tự phát triển và đánh giá thực trạng dữ liệu. Nhân sự tham gia phối hợp với tư vấn đã được xác định. Hiện tại cấu phần này mới chỉ dừng lại ở bước này và dự kiến sẽ tiếp tục trong năm 2018
f. Triển khai các mô hình đo lường rủi ro tín dụng lên hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng
Hệ thống xếp hạng tín dụng của VCB đã được sử dụng từ năm 2008 đến nay và đã bộc lộ nhiều nhược điểm về tính năng, quy trình, dữ liệu và chưa tối ưu về mặt quản trị, quản lý các thay đổi theo thời gian. Mặt khác, trong khuôn khổ dự án Basel II, 1 loạt các mô hình PD được xây dựng mới nhằm thay thế các mô hình cũ do E&Y phát triển từ 2008. Để được NHNN công nhận là ngân hàng tuân thủ IRB, VCB cần đưa các mô hình PD sử dụng chính thức trong phê duyệt ít nhất 3 năm.
Vì vậy, việc triển khai các mô hình đo lường rủi ro tín dụng lên hệ thống công nghệ thông tin là một nhiệm vụ hết sức quan trọng với các yêu cầu được đặt ra như:
- Đảm bảo triển khai chính xác các mô hình đo lường rủi ro tín dụng đã được phê duyệt lên hệ thống (các tiêu chí xếp hạng, công thức tính toán, trọng số)
- Thiết kế các bước xếp hạng (Work flow) phù hợp với quy trình tín dụng của VCB, ví dụ như: cán bộ quản lý nợ nhập thông tin định danh và Báo cáo tài